Chương trình Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp thìn 2024 diễn ra như thế nào? Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Khai ấn Đền Trần ra sao?
Chương trình Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp thìn 2024 diễn ra như thế nào?
Lễ Khai ấn tổ chức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần - “Tích Phúc Vô Cương”, mọi người bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
Chương trình Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp thìn 2024 diễn ra như sau:
- Ngày 14 tháng Giêng (23/2/2024):
+ Từ 22h15’ đến 22h40’: Thực hiện nghi lễ dâng hương do UBND thành phố chủ trì.
+ Từ 22h40’ đến 23h10’: Tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn do đại diện người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân phường Lộc Vượng thực hiện. Lễ rước Kiệu ấn từ sân đền Cố Trạch qua cổng chính rẽ trái đi vòng quanh bờ hồ vào cổng chính đền Thiên Trường và đặt kiệu trước ban thờ Trung Thiên
+ Từ 23h25’: Thực hiện nghi lễ Khai ấn. Trong thời gian làm Lễ khai Ấn, đóng cửa đền Thiên Trường để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ truyền thống.
+ Từ 23h55’: Mở cửa đền cho mọi người tiếp tục vào lễ đầu năm tại ba đền.
- Ngày 15 tháng Giêng (24/2/2024):
+ Từ 2h: Thực hiện lễ hồi Kiệu ấn về đền Cố Trạch.
+ Từ 5h: Tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 3 nhà Giải vũ, Nhà trưng bày, đền Trùng Hoa.
Chương trình Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp thìn 2024 diễn ra như thế nào? Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Khai ấn Đền Trần ra sao? (Hình từ internet)
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Khai ấn Đền Trần ra sao?
Trong ngày 23, 24/2/2024 (tức ngày 14, 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) diễn ra Lễ Khai ấn, khi tình hình an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 10 khu vực ngang qua đền Trần diễn biến phức tạp, lực lượng CSGT Công an tỉnh Nam Định sẽ tổ chức phân luồng giao thông trên Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 và 21B như sau:
- Các phương tiện ô tô không đi lễ hội từ TP Phủ Lý về Thái Bình đi theo Quốc lộ 21 - cầu vượt Lộc Hòa - Quốc lộ 10 - cầu vượt Lộc An - đường Lê Đức Thọ - Quốc lộ 21B - Quốc lộ 10 (địa phận xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc).
- Các phương tiện ô tô không đi lễ hội từ hướng Ninh Bình đi Thái Bình di chuyển theo hướng Quốc lộ 10 - đường dẫn lên cầu vượt Lộc An - đường Lê Đức Thọ - Quốc lộ 21B - Quốc lộ 10 (địa phận xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc).
- Các phương tiện ô tô không đi lễ hội từ Thái Bình đi Hà Nội di chuyển theo hướng cầu Tân Đệ - Quốc lộ 10 rẽ trái theo Quốc lộ 21B (địa phận xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc) đường Lê Đức Thọ - Quốc lộ 10 - cầu vượt Lộc Hòa - rẽ phải ra Quốc lộ 21 đi thẳng Phủ Lý, không đi vào Quốc lộ 21B.
- Các phương tiện ô tô không đi lễ hội từ Thái Bình đi Ninh Bình di chuyển theo hướng cầu Tân Đệ - Quốc lộ 10 rẽ trái theo Quốc lộ 21B - đường Lê Đức Thọ - Quốc lộ 10 - cầu vượt Lộc An - rẽ phải đi Ninh Bình.
Khi có tình huống giao thông phức tạp, Công an tỉnh Nam Định đề nghị người dân và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến nghiêm chỉnh chấp hành và ủng hộ việc phân luồng theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát giao thông.
Toàn lực lượng Công an Nam Định đã sẵn sàng với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn. Mong rằng, du khách gần xa về dự Lễ Khai ấn Đền Trần sẽ đồng hành cùng chính quyền, nhân dân và các lực lượng bảo vệ để buổi lễ diễn ra trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hoá “Thiên Trường xưa - Nam Định nay”.
Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?