Chương trình mục tiêu quốc gia: Đảm bảo thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép nguồn vốn nhằm tránh phát sinh nợ đọng?

Xin chào ban tư vấn của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn giúp tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi có được nghe về các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, nếu không có sự đốc thúc thì các chương trình đó sẽ được thực hiện khá chậm. Vậy nên hiện tại, việc đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định như thế nào? Rất mong được ban tư vấn của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn rất nhiều!

Các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia phải thực hiện những nội dung nào?

Tại Mục 1 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:

- Lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để đảm bảo đầy đủ cơ sở cho tổ chức thực hiện, giải ngân nguồn vốn của các chương trình ngay sau khi được giao vốn.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật trong quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 theo quy định của pháp luật hiện hành?

Chương trình mục tiêu quốc gia: Đảm bảo thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép nguồn vốn nhằm tránh phát sinh nợ đọng?

Các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao được quy định ra sao?

Đối với quy định tại Mục 2 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện một số chức năng cụ thể như sau:

- Khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ các đề án, chương trình chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trình Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành việc ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện từng chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

- Hoàn thành các căn cứ pháp lý, xây dựng phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 7 năm 2022.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể như sau:

(3) Bộ Tài chính hoàn thành việc ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan:

- Tổng hợp phương án dự kiến vốn sự nghiệp giai đoạn 2021-2025 để các cơ quan chủ quản xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 6 năm 2022.

- Tổng hợp và đề xuất phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 03 chương trình, báo cáo Chính phủ trước ngày 01 tháng 8 năm 2022.

Chương trình mục tiêu quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến 2025 ra sao?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đoàn kiểm tra và giám sát nội dung công việc thực hiện trên những địa bàn nào?
Pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Cần thành lập Tổ công tác đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia hay không? Chức năng của Tổ công tác là gì?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia là ai? Cơ quan chủ quản chương trình thực hiện báo cáo giám sát chương trình như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Dự án được hỗ trợ phát triển phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Việc đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình gồm các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia
892 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào