Chương trình phát triển đô thị là gì? Đối tượng được lập chương trình phát triển đô thị ra sao?
Chương trình phát triển đô thị là gì?
Căn cứ Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 20/6/2023.
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã bổ sung nội dung Chương trình phát triển đô thị tại Điều 3a vào sau Điều 3 Nghị định 11/2013/NĐ-CP. Theo đó, khái niệm "Chương trình phát triển đô thị" được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
1. Chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, được lập cho các đối tượng sau:
a) Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện;
c) Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới.
Như vậy, có thể hiểu chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án được lập cho những đối tượng nhất định với mục đích thực hiện mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch.
Theo đó, Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu theo khoản 2 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
- Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương;
- Đồng bộ với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch.
Chương trình phát triển đô thị là gì? Đối tượng được lập chương trình phát triển đô thị ra sao? (Hình từ Internet)
Đối tượng được lập chương trình phát triển đô thị ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
1. Chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, được lập cho các đối tượng sau:
a) Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện;
c) Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới.
Như vậy, đối tượng được lập chương trình phát triển đô thị bao gồm:
- Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
- Thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện;
- Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới.
Nội dung chung đối với chương trình phát triển đô thị gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
...
3. Chương trình phát triển đô thị bao gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
a) Chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm; cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình;
b) Chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị;
c) Các chương trình, kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị, các khu vực phát triển đô thị (nếu có) để tập trung đầu tư hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh quan đô thị theo từng giai đoạn;
d) Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị;
đ) Nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực, giải pháp, danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, kết quả dự kiến theo khung thời gian hàng năm, 05 năm và 10 năm;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình phát triển đô thị.
Như vậy, theo quy định thì chương trình phát triển đô thị bao gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung nêu trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị?
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 7 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
...
7. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị
...
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị;
Như vậy, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị theo sự chỉ đạo của UBDN cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?