Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được xây dựng như thế nào? Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh ra sao?
Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được xây dựng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Căn cứ xây dựng và kỳ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
1. Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm:
a) Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;
b) Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước; hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm:
a) Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước; hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh.
3. Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xây dựng và phê duyệt kế hoạch riêng về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
4. Kỳ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được xác định như sau:
a) Kỳ chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là 10 năm, tương ứng với kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;
b) Kỳ kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh là 05 năm, kỳ đầu kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được xác định theo đầu kỳ của chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được xây dựng theo các căn cứ sau:
- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;
- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước; hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh.
Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được xây dựng như thế nào? Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Nhà ở 2023, nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng về diện tích sàn nhà ở và chất lượng nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư; hiện trạng các loại hình nhà ở phát triển theo dự án, nhà ở theo chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở, nhà ở của cá nhân tự xây dựng; hiện trạng của thị trường bất động sản nhà ở;
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước;
- Dự kiến diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Dự kiến tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở tăng thêm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong kỳ chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh, trong đó phân định nhu cầu về diện tích nhà ở của từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, từng loại hình nhà ở phát triển theo dự án;
- Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cho việc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Định hướng chỉ tiêu phát triển nhà ở trong kỳ chương trình, bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; diện tích sàn nhà ở tối thiểu; dự kiến diện tích sàn nhà ở sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong kỳ chương trình; chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn;
- Xác định nhu cầu về vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác để phát triển nhà ở;
- Giải pháp để thực hiện chương trình, bao gồm giải pháp về quy hoạch, quỹ đất, nguồn vốn và thuế, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư và giải pháp khác;
- Khu vực dự kiến phát triển nhà ở phân theo đơn vị hành chính cấp huyện;
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh.
Khi nào Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực?
Căn cứ quy định tại Điều 197 Luật Nhà ở 2023 về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14, Luật số 61/2020/QH14, Luật số 62/2020/QH14, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công
Như vậy, Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2014 chính thức hết hiệu lực, trừ trường hợp tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 Luật Nhà ở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?