Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
- Đối tượng và phạm vi thực hiện chương trinh tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
- Mục tiêu chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 là gì?
- Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trinh tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 thế nào?
Đối tượng và phạm vi thực hiện chương trinh tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục I Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, quy định về đối tượng và phạm vi thực hiện chương trinh tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như sau:
- Đối tượng của Chương trình: Các lực lượng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Phạm vi thực hiện: Trên toàn quốc; đối với các sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, thuộc quản lý của hai bộ, ngành trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ internet)
Mục tiêu chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tại Mục II Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, quy định về mục tiêu của chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như sau:
- Mục tiêu chung: Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức lực lượng và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2023 – 2025:
++ Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường quốc gia, kiện toàn hệ thống tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
++ Hoàn thành việc xây dựng bộ kịch bản, quy trình ứng phó, các tài liệu hướng dẫn và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ sự cổ mỗi trường cấp quốc gia trên phạm vi cả nước.
++ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
++ 100% kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia của các bộ, ngành, địa phương được ban hành.
++ Tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
Hoàn thành việc nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; 100% cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và năng lực thực hành các giải pháp kỹ thuật.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trinh tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 thế nào?
Căn cứ tại Mục II Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 gồm có như sau:
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trưởng cấp quốc gia cho lực lượng của các bộ, ngành, địa phương trong hệ thống ứng phó sự cố mỗi trường cấp quốc gia.
+ Nghiên cứu, hoàn thiện chế độ, chính sách cho lực lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực, quản lý tài chính trong thực hiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia:
+ Sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia trên cơ sở lực lượng của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ: Quan trắc; sơ tán người dân, hỗ trợ y tế ban đầu; ứng phó, khắc phục hậu quả; bảo đảm an ninh trật tự; trong đó, Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) là lực lượng nòng cốt bảo đảm hoạt động, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
+ Tổ chức, sử dụng các lực lượng phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia bảo đảm hiệu quả cảnh báo, ứng phó kịp thời, linh hoạt, rõ trách nhiệm, huy động, phối hợp đồng bộ, thống nhất các lực lượng khi sự cố xảy ra theo quy trình do Bộ Quốc phòng quy định, trong đó cần đảm bảo nguyên tắc:
++ Địa phương nơi xảy ra sự cố phải báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để đánh giá, phân cấp, ứng phó sự cố, đồng thời thông báo cho NACCET để sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
++ Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, tổ chức ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, huy động lực lượng của các bộ, ngành, địa phương tham gia; chỉ đạo lực lượng nòng cốt thành lập sở chỉ huy hiện trường để tổ chức, điễu phối các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo của các trạm quan trắc phục vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
+ Nâng cấp các trạm quan trắc môi trường hiện có của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Nghiên cứu, dự báo các tình huống sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về nguy cơ sự cố môi trường cấp quốc gia trên phạm vi cả nước; cơ sở dữ liệu hiện trạng môi trường từ hệ thống trạm quan trắc của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
+ Xây dựng bộ kịch bản, quy trình ứng phó, các tài liệu hướng dẫn ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia làm cơ sở cho công tác chỉ huy, điều hành và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
+ Trang bị phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia của các bộ, ngành, địa phương, trong đó, tập trung kiện toàn tổ chức, đầu tư trang thiết bị cho các lực lượng nòng cốt tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lực lượng, phương tiện ứng phó sự cổ môi trường quốc gia.
+ Tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia (05 năm một lần hoặc đột xuất).
+ Đảm bảo dự trữ quốc gia về các mặt hàng thiết yếu, các trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường.
- Nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức về những nguy cơ, tác hại của sự cố môi trường cấp quốc gia; về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia nói riêng.
+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, tổ chức ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
+ Xây dựng chương trình hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan về ứng phó sự cố môi trường. Chuẩn bị phương án và sẵn sàng cử lực lượng, phương tiện tham gia huấn luyện, diễn tập, ứng phó sự cố môi trường trong khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu về các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ ứng phó sự cố môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?