Chương trình truyền thông về biển và đại dương năm 2022: Dự kiến tổ chức triển lãm Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương Thế giới?
Phạm vi thực hiện và đối tượng truyền thông tại Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quyết định 729/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về phạm vi thực hiện và đối tượng truyền thông tại Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 cụ thể như sau:
(1) Phạm vi thời gian: Chương trình được thực hiện đến năm 2030.
(2) Phạm vi không gian: toàn quốc, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, trong đó ưu tiên 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; tại một số quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập; các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam.
(3) Phạm vi nội dung: tập trung truyền thông chính sách và pháp luật có liên quan đến biển, hải đảo (gồm cả luật pháp quốc tế); vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển.
(4) Đối tượng truyền thông: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; người dân; doanh nghiệp; người Việt Nam ở nước ngoài; học sinh, sinh viên; người nước ngoài.
Chương trình truyền thông về biển và đại dương năm 2022: Dự kiến tổ chức triển lãm Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương Thế giới?
Nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra tại Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030?
Tại Mục IV Quyết định 729/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về nhiệm vụ và giải pháp tại Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 cụ thể như sau:
(1) Đánh giá, rà soát, điều chỉnh và ban hành mới các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch đề án, dự án truyền thông liên quan đến biển và đại dương nhằm bảo đảm phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và Chương trình này.
- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, hoạt động truyền thông về biển và đại dương của các bộ, ngành và địa phương.
+ Truyền thông chủ trương, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo (ngay từ khi soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản pháp luật về biển và đại dương); vị trí, vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương; tiềm năng, lợi thế, tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.
+ Truyền thông về nội hàm, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững 06 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
- Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này với các chương trình, đề án, dự án truyền thông, tuyên truyền khác có liên quan để triển khai có hiệu quả Chương trình.
(2) Thực hiện đổi mới, đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông về biển và đại dương
- Đa dạng hóa hình thức truyền thông: trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông cá nhân; hệ thống thông tin cơ sở (hệ thống loa cấp xã, tranh cổ động, khẩu hiệu, v.v.); truyền thông trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; truyền thông kết hợp quảng bá du lịch và các hoạt động kinh tế biển khác; truyền thông qua các xuất bản phẩm, phim tài liệu, tư liệu, hội thảo chuyên đề, hội nghị phổ biến, tập huấn, sự kiện, triển lãm về biển và đại dương, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương Thế giới.
- Chuyển đổi số từng bước phương thức truyền thông, số hoá các tư liệu tuyên truyền, sản xuất các sản phẩm truyền hình, truyền thông hiện đại, đa nền tảng, chất lượng cao, có thể tiếp cận và tương tác mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet.
- Xây dựng, thiết kế nội dung, thông điệp truyền thông, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm đối tượng, lưu ý khu vực và đối tượng đặc thù như vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các huyện đảo; đồng bào các dân tộc thiểu số và ngư dân có thời gian lao động trên biển dài ngày; đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.
- Sưu tầm, thu thập, số hóa để xây dựng cơ sở dữ liệu về biển và đại dương để phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và truyền thông; tạo, khuyến khích phong trào xã hội học tập, tìm hiểu về biển và đại dương.
- Ngoài thông tin chung và cơ bản về biển và đại dương; lồng ghép vào nội dung truyền thông thông tin về nghiên cứu khoa học và công nghệ về biển và đại dương; kiến thức khoa học về các hệ sinh thái biển (đa dạng sinh học biển); hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
(3) Tăng cường hợp tác và truyền thông quốc tế về biển và đại dương
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về hợp tác quốc tế về biển, đại dương, về phát triển bền vững kinh tế biển. Đa dạng hóa các loại hình, cách thức truyền thông về biển và hợp tác quốc tế về biển và đại dương; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin phù hợp và hiệu quả, chủ động phối hợp và hợp tác với các hãng truyền thông, kênh truyền thông quốc tế có uy tín để nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông; phát huy vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài để quảng bá, truyền thông về biển và hải đảo Việt Nam.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng nước ngoài về biển và đại dương trên các tờ báo, trang thông tin điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
- Tổ chức các hội nghị quốc tế về pháp luật biển; thúc đẩy nghiên cứu khoa học biển và đại dương, tăng số lượng và chất lượng ấn phẩm quốc tế về biển và đại dương; bảo tồn đa dạng sinh học biển; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế biển và các diễn đàn, sự kiện quốc tế, khu vực có liên quan đến biển và đại dương.
- Tổ chức các chương trình, sự kiện, triển lãm, cuộc thi, hội thi... thông tin đối ngoại về biển, đảo Việt Nam kết hợp với tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam trong nước và nước ngoài.
- Huy động sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình truyền thông về biển và đại dương của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước.
(4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về biển và đại dương
- Tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về thông tin, truyền thông về tình hình biển, đảo phù hợp với từng đối tượng từ trung ương đến địa phương. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho nhà báo, đội ngũ chuyên trách làm công tác truyền thông về biển, hải đảo, đặc biệt là kiến thức về các vấn đề pháp lý trong nước và quốc tế liên quan đến biển và đại dương.
- Tạo phong trào toàn dân tham gia hưởng ứng các hoạt động truyền thông về biển và đại dương, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động của Chương trình nhằm lan tỏa rộng rãi thông tin đến mọi đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông Chương trình.
- Xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền biển, đảo thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với yêu cầu của nhiều đối tượng khác nhau, phát hành các tài liệu tuyên truyền kịp thời, có giá trị, tạo hiệu ứng tốt.
- Tổ chức tập huấn về hệ thống chính sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về biển, hải đảo, đại dương cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, truyền thông về biển và đại dương; xây dựng bộ tài liệu, chuyên đề, phụ lục sách giáo khoa về biển và đại dương cho các cấp học, các loại hình đào tạo.
(5) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động được mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác truyền thông về biển và đại dương.
- Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng, người có uy tín trong cộng đồng trong công tác truyền thông. Bảo đảm vai trò dẫn dắt, định hướng của các cơ quan truyền thông lớn của Nhà nước như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động truyền thông về biển và đại dương, đặc biệt là các doanh nghiệp (thông qua các biện pháp kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp).
- Xác định việc tham gia truyền thông về biển và đại dương; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiêu chí đánh giá doanh nghiệp).
(6) Khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch.
- Kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
- Nhận diện và tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động về chủ quyền biển, đảo. Kịp thời phản ánh, phê phán, kiến nghị xử lý những quan điểm, hoạt động, hành vi trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, cũng như luật pháp quốc tế về biển; hoạt động khai thác trái phép tài nguyên biển và vi phạm chủ quyền biển quốc gia.
- Xây dựng và tổ chức các giải thưởng, cuộc thi truyền thông về biển và đại dương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biển và đại dương.
(7) Tăng cường kiểm tra, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động truyền thông.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả phối hợp, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong Tổ chức truyền thông, tuyên truyền, giáo dục và phổ biến thông tin về biển và đại dương, nhất là giữa trung ương và địa phương (xây dựng các chương trình phối hợp truyền thông giữa các cơ quan).
(8) Danh mục một số đề án, dự án, nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện Chương trình nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này. Ngoài Danh mục này, các cơ quan liên quan chủ động đề xuất, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu, tình hình thực tiễn và phù hợp với quy định hiện hành.
Kinh phí thực hiện Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030?
Đối với quy định về kinh phí thực hiện Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 thì tại Mục V Quyết định 729/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
(1) Ngân sách trung ương bảo đảm chi cho các hoạt động thực hiện tại trung ương và hoạt động có tác động đến nhiều địa phương như đào tạo, tập huấn, hội nghị.
(2) Ngân sách địa phương chi cho các hoạt động truyền thông về biển và đại dương tại địa phương.
(3) Nguồn vốn viện trợ và nguồn vốn hợp pháp khác được sử dụng có hiệu quả theo đề xuất của nhà tài trợ và nhu cầu thực tế của công tác truyền thông về biển và đại dương.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?