Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
- Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?
- Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân cụ thể là như thế nào?
- Việc huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện định kỳ ở đâu?
Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định như sau:
Đối tượng, hình thức huấn luyện
...
2. Hình thức huấn luyện:
...
b) Huấn luyện định kỳ được thực hiện một năm một lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; một năm hai lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm c, đ, e khoản 1 Điều này.
Theo đó, việc huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
- Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,
- Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
- Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân cụ thể là như thế nào? (Hình từ Internet)
Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân cụ thể là như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định như sau:
Chương trình và thời gian huấn luyện
...
2. Huấn luyện định kỳ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ theo nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 7 Điều 6 Thông tư này, tổng thời gian tối thiểu là 40 giờ (16 giờ lý thuyết, 24 giờ thực hành).
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ theo nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 7 Điều 6 Thông tư này, tổng thời, gian tối thiểu là 24 giờ (08 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành).
c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ theo các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 3, 6, 7 Điều 6 Thông tư này, tổng thời gian tối thiểu là 120 giờ (24 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành).
d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ theo nội dung quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 6 Thông tư này, tổng thời gian tối thiểu là 320 giờ (32 giờ lý thuyết, 288 giờ thực hành).
đ) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ theo nội dung quy định tại khoản 9 Điều 6 Thông tư này, tổng thời gian tối thiểu 80 giờ (16 giờ bổ túc tay lái, 64 giờ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện).
Theo đó, chương trình huấn luyện định kỳ nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện tùy theo đối tượng tương ứng với những nội dung như sau:
(1) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ với các nội dung sau với tổng thời gian tối thiểu là 40 giờ (16 giờ lý thuyết, 24 giờ thực hành).:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(2) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ với các nội dung sau với tổng thời gian tối thiểu là 24 giờ (08 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành):
- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(3) Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện, thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ với các nội dung sau với tổng thời gian tối thiểu là tổng thời gian tối thiểu là 120 giờ (24 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành):
- Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
(4) Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thực hiện chương trình huấn luyện định kỳ với các nội dung sau với tổng thời gian tối thiểu là tổng thời gian tối thiểu là 320 giờ (32 giờ lý thuyết, 288 giờ thực hành):
- Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành huấn luyện thể lực.
- Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(5) Thực hiện bổ túc cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ định kỳ với tổng thời gian tối thiểu là tổng thời gian tối thiểu là 80 giờ (16 giờ bổ túc tay lái, 64 giờ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện).
Việc huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện định kỳ ở đâu?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định
Địa điểm huấn luyện và cán bộ làm công tác huấn luyện
1. Địa điểm huấn luyện
...
b) Huấn luyện định kỳ được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện hoặc tại địa điểm, trụ sở của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.
Theo đó, việc huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện định kỳ tại trung tâm huấn luyện hoặc tại địa điểm, trụ sở của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.
Thông tư 02/2023/TT-BCA có hiệu lực từ 03/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?