Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính: Phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính?
Yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2022 quy định yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính năm 2020 và giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Đến năm 2025: Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sẽ tự chủ về một số nội dung như: được quyết định số lượng người làm việc; được chủ động quyết định việc sử dụng nguồn tài chính, tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của đơn vị để nâng cao thu nhập cho viên chức, người lao động.
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nêu: “Mục tiêu cụ thể: ...Đến năm 2025: (1) Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. (2) Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020". Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố quản lý năm 2021 là: 2.599 đơn vị. Phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính, tương đương 520 đơn vị tự chủ tài chính.
- Đổi mới hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp. Giảm mạnh tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính: Phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính? (Hình từ internet)
Nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai các nội dung nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2022 quy định nội dung của nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai trong kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính năm 2020 và giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Xây dựng và tuyên truyền, quán triệt tổ chức thực hiện Kế hoạch tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập chi tiết từng năm, giải pháp cụ thể và phân công trách nhiệm đối với từng bộ phận chuyên môn đảm bảo thực hiện nâng mức tự chủ tài chính của đơn vị theo đúng hoặc vượt chỉ tiêu được giao tại Phụ lục ban hành Kế hoạch này.
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo lộ trình tính giá quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.
- Tập trung triển khai thực hiện cung ứng dịch vụ công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ và Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND Thành phố ban hành quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của thành phố Hà Nội.
- Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Việc bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và lộ trình điều chỉnh tính đủ các chi phí hình thành giá dịch vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quản lý sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Rà soát, xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 60/2001/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ theo từng lĩnh vực chuyên ngành quản lý. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2022.
- Khẩn trương rà soát và xây dựng Đề án quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 5/7/2018 của HĐND Thành phố quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND Thành phố quyết nghị về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 5/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà nội quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Các nhóm giải pháp thường xuyên nghiên cứu tổ chức thực hiện?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2022 quy định nội dung của nhóm giải pháp thường xuyên nghiên cứu tổ chức thực hiện trong kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính năm 2020 và giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Công tác tuyên truyền
+ Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của người đứng đầu đơn vị và tập thể viên chức, người lao động trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Phổ biến, tuyên truyền và tập trung triển khai thực hiện các chế độ, chính sách mới về cung ứng dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên theo Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách
+ Nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền về việc phân cấp, uỷ quyền phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nhằm tăng cường trách nhiệm, tăng tính chủ động và cải cách thủ tục hành chính để nâng cao vai trò của thủ trưởng, người đứng đầu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài sản công, tăng nguồn thu cho đơn vị sự nghiệp và nâng tự chủ tài chính.
+ Phối hợp tham mưu với Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung Thông tư 74/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các Trung tâm phát triển quỹ đất đang có nguồn thu nhưng chưa có cơ chế để tự chủ nguồn thu nên khả năng tự chủ tài chính không cao.
+ Phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sở dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thẩm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
+ Tập trung chỉ đạo các bộ phận tham mưu rà soát và khai thác các nguồn thu sự nghiệp, giảm và tiết kiệm chi thường xuyên để xây dựng phương án nâng mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tăng dần qua các năm và đảm bảo hoàn thành trước hoặc theo lộ trình.
+ Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; hoàn thiện công tác kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị.
+ Nghiên cứu, xây dựng đầy đủ cơ sở dữ liệu quản lý ngành, lĩnh vực về dịch vụ sự nghiệp công trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tiến tới chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá xã hội như: áp dụng công nghệ trong giảng dạy (lớp học thông minh, sử dụng công nghệ để vận hành, quản lý trường lớp...) nhằm giảm chi phí vận hành, tăng nguồn thu và nâng hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới về công nghệ và chuyển đổi số.
+ Chủ động sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đảm bảo bộ máy tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và tiết kiệm chi, nâng mức tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chủ động rà soát phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, trường hợp đơn vị không có danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách và không đảm bảo nguồn thu để đáp ứng chi thường xuyên, thực hiện rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền sắp xếp tổ chức lại, giải thể các đơn vị hoặc chuyển đổi các đơn vị sang đơn vị ngoài công lập, doanh nghiệp hoặc thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công theo Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ và Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?