Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu, hội chẩn, phẫu thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
Quy định về chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu như thế nào?
Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
- Hoạt động cấp cứu bao gồm:
+ Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Cấp cứu ngoại viện.
- Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
- Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
+ Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
+ Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;
+ Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
+ Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
- Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
+ Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;
+ Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.
- Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:
+ Phù hợp với quy mô dân số;
+ Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;
+ Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.
- Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;
+ Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu, hội chẩn, phẫu thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Interntet)
Có bao nhiêu hình thức hội chẩn trong hoạt động khám chữa bệnh?
Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời (theo khoản 16 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).
Căn cứ Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về chuyên môn kỹ thuật trong hội chẩn, cụ thể:
- Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
- Các hình thức hội chẩn bao gồm:
+ Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
+ Hội chẩn khác.
- Các phương thức hội chẩn bao gồm:
+ Hội chẩn trực tiếp;
+ Hội chẩn từ xa.
- Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.
Quy định về chuyên môn kỹ thuật trong thực hiện phẫu thuật như thế nào?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, chuyên môn kỹ thuật trong thực hiện phẫu thuật như sau:
- Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?