Chuyển tiền thực hiện rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài thì có cần ghi rõ mục đích chuyển tiền không?
- Có phải ghi mục đích chuyển tiền khi chuyển tiền thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài không?
- Thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như thế nào?
- Những trường hợp nào bên đi vay không được rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay?
- Trường hợp nào bên đi vay phải thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay?
Có phải ghi mục đích chuyển tiền khi chuyển tiền thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài không?
Căn cứ vào Điều 31 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc minh bạch dòng tiền
1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.
3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.
Theo như quy định trên thì các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ gốc, trả phí của khoản vay nước ngoài phải ghi rõ mục đích chuyển tiền.
Chuyển tiền thực hiện rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài thì có cần ghi rõ mục đích chuyển tiền không?
Thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 32 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài
1. Bên đi vay thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
a) Trường hợp thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, bên đi vay yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài;
b) Trường hợp thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
Theo đó, bên đi vay chuyển tiền rút vốn, trả nợ gốc thông qua một ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
Những trường hợp nào bên đi vay không được rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 32 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài
...
2. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, trừ trường hợp:
a) Rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Đối với các khoản vay ngắn hạn được ký thỏa thuận gia hạn thành trung, dài hạn trong thời gian 12 tháng tính từ ngày rút vốn đầu tiên, kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn, việc rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) khoản vay chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về việc khoản vay ngắn hạn đã được ký thỏa thuận gia hạn thành khoản vay trung, dài hạn;
b) Rút vốn khoản vay phát sinh từ thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư thành vốn vay nước ngoài.
Theo đó, bên đi vay sẽ không phải thực hiện rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong 02 trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào bên đi vay phải thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 32 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài
...
5. Bên đi vay thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại Điểm này là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết áp dụng tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền có văn bản từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ;
b) Khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
c) Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay.
Như vậy, bên đi vay phải trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng tại Việt Nam trong 3 trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?