Chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải có yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại bảng mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý hóa chất tiểu mục 5.1 Mục 5 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định yêu cầu về trình độ của chuyên viên chính về quản lý hóa chất như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quản lý, khoa học, kỹ thuật và công nghệ môi trường, công nghệ hóa học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). Đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về quản lý hóa chất mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy chế làm việc của cơ quan. - Trách nhiệm cao với công việc với tập thể. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị. - Nắm được tình hình và xu thế phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý. |
Căn cứ bảng mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý hóa chất tiểu mục 5.2 Mục 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định yêu cầu về năng lực của chuyên viên chính về quản lý hóa chất như sau:
Chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải có yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Phạm vi quyền hạn của chuyên viên chính về quản lý hóa chất ra sao?
Căn cứ theo quy định tại bảng mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý hóa chất Mục 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định phạm vi quyền hạn của chuyên viên chính về quản lý hóa chất như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải làm các công việc nào?
Căn cứ theo quy định tại bảng mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý hóa chất Mục 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định các công việc mà chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải làm như sau:
- Tham gia xây dựng văn bản:
+ Tham gia xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương về quản lý hóa chất
+ Chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương về quản lý hóa chất.
+ Tham gia xây dựng các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền ban hành3 của HĐND, UBND cấp tỉnh về quản lý hóa chất.
- Hướng dẫn:
+ Tham gia hướng dẫn triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh) về quản lý hóa chất.
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách về quản lý hóa chất cho công chức, viên chức, người lao động, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất.
- Kiểm tra: Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh) về quản lý hóa chất, đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh.
- Thẩm định đề án có liên quan:
+ Tham gia thẩm định các đề tài, đề án về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý hóa chất.
+ Tham gia thẩm định các đề án, văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công trước khi trình HĐND, UBND cấp tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng các đề tài, đề án của lĩnh vực quản lý hóa chất: Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý hóa chất.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ:
+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của quản lý hóa chất.
+ Thực hiện phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác của lĩnh vực quản lý hóa chất theo phân công.
- Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý hóa chất: Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội, Hội, doanh nghiệp liên quan trong công tác quản lý hóa chất.
- Thực hiện chế độ hội họp:
+ Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.
+ Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của tổ chức và được thực hiện theo đúng tiến độ.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Thông tư 06/2023/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 10/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?