Có bao nhiêu hình thức cấp giấy phép viễn thông theo quy định mới nhất năm 2024? Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông được quy định ra sao?
Có bao nhiêu hình thức cấp giấy phép viễn thông theo quy định mới nhất năm 2024?
Theo Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định về hình thức cấp giấy phép viễn thông như sau:
Hình thức cấp giấy phép viễn thông
1. Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
2. Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
c) Giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Như vậy theo quy định trên có thể xác định là có 02 hình thức cấp phép viễn thông là cấp phép riêng và cấp phép nhóm.
Có bao nhiêu hình thức cấp giấy phép viễn thông theo quy định mới nhất năm 2024? (Hình từ internet)
Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông được quy định ra sao?
Theo Điều 34 Luật Viễn thông 2023 quy định về nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông như sau:
- Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
- Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Lưu ý: Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
Việc xét gia hạn giấy phép viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc thế nào?
Theo Điều 39 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông như sau:
Gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông
1. Trước thời điểm giấy phép viễn thông hết thời hạn, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép viễn thông có quyền đề nghị gia hạn hoặc cấp lại giấy phép viễn thông. Trong thời hạn có hiệu lực của giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông phải thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép khi thay đổi nội dung của giấy phép.
2. Việc xét gia hạn giấy phép viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép viễn thông được đề nghị gia hạn và các quy định của pháp luật về viễn thông;
b) Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép viễn thông không được vượt quá thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó; trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó thì khi giấy phép hết hạn sử dụng, chỉ được xem xét gia hạn không quá 01 năm. Chính phủ quy định chi tiết về các trường hợp được gia hạn khi giấy phép đã được cấp có thời hạn bằng thời hạn tối đa.
3. Việc cấp lại giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật này, có xem xét việc thực hiện nội dung quy định trong giấy phép viễn thông đã cấp và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
4. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông trong thời gian giấy phép còn hiệu lực được thực hiện như sau:
a) Theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoặc theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Thực hiện dựa trên điều kiện cấp phép quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật này tương ứng với nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép.
Theo quy định như trên thì việc xét gia hạn giấy phép viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép viễn thông được đề nghị gia hạn và các quy định của pháp luật về viễn thông;
- Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép viễn thông không được vượt quá thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó; trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó thì khi giấy phép hết hạn sử dụng, chỉ được xem xét gia hạn không quá 01 năm.
Lưu ý: Chính phủ quy định chi tiết về các trường hợp được gia hạn khi giấy phép đã được cấp có thời hạn bằng thời hạn tối đa.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Điều 28, Điều 29, điểm d khoản 9 Điều 50, khoản 3 Điều 71 Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?