Có bao nhiêu loại cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản từ 15/8/2022? Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu này?
Xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và bất động sản nhằm mục đích gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
b) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
2. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng thông nhất trên toàn quốc nhằm chia sẻ, cung cấp thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhà nước và việc công bố các số liệu thống kê về nhà ở và thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo đó, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ, cung cấp những thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi toàn quốc cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
Có bao nhiêu loại cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản từ 15/8/2022? Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu này? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu loại cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản từ 15/8/2022?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản là tập hợp các thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản đã được thu thập, kiểm tra, đánh giá, xử lý, số hóa, tích hợp và được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu lưu trữ trên các hệ thống tin học, các thiết bị lưu trữ, vật mang tin để có thể cập nhật, quản lý, khai thác bằng hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, các hoạt động kinh tế, xã hội và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quốc gia: là tập hợp các thông tin, dữ liệu tổng hợp về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước từ cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương, thông tin do các bộ, ngành có liên quan chia sẻ, cung cấp và từ các chương trình điều tra về nhà ở quốc gia.
Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quốc gia do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng, lưu trữ và quản lý,
b) Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương: là tập hợp toàn bộ các thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản được thu thập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng, lưu trữ và quản lý.
3. Nội dung cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.”
Theo đó, sẽ có hai loại cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản là cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quốc gia do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý.
Việc xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Việc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đảm bảo tính khoa học, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng.
2. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải bảo đảm phục | vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, | đảm bảo an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận.
4. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành đối với khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu.”
Theo đó, việc xây dựng quản lý và khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Nghị định 44/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?