Có bắt buộc phải niêm yết giá vé công khai đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa hay không?
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa có phải niêm yết giá vé công khai hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT) có những quy định về vé hành khách như sau:
Vé hành khách, bán vé, kiểm soát vé
1. Vé hành khách
a) Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé giấy hoặc vé điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết. Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành;
d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành;
Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;
Đối với vé điện tử: có bản in, bản chụp vé theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh vận tải, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
Theo đó, quy định hiện nay nêu rõ các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đường thủy có trách nhiệm niêm yết giá vé công khai tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử.
Có bắt buộc phải niêm yết giá vé công khai đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa hay không? (Hình từ Internet)
Không niêm yết giá vé vận tải hành khách tại các bến tàu thủy bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 32 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi không niêm yết giá vé vận tải hành khách tại các bến tàu thủy như sau:
Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu;
b) Không niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách;
Như vậy, bên vận tải không niêm yết giá vé theo đúng quy định nêu trên sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Ký gửi hành lý khi đi tàu thủy bị mất có được bồi thường không?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (khoản 1 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 59/2015/TT-BGTVT) có quy định như sau:
Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hành lý ký gửi, bao gửi hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Theo giá trị đã kê khai đối với hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì theo giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức do hai bên thỏa thuận;
c) Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
d) Trường hợp không kê khai giá trị hàng hóa thì theo quy định sau đây: đối với hành lý ký gửi mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng tiền Việt Nam cho 01 kg hành lý ký gửi tổn thất; đối với bao gửi, mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng tiền Việt Nam cho 01 kg bao gửi tổn thất; 7.000.000 đồng tiền Việt Nam đối với mỗi bao hoặc kiện tổn thất
2. Hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ; người vận tải được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải còn phải hoàn lại cho hành khách hoặc người gửi hàng toàn bộ tiền cước hoặc phụ phí của số hành lý ký gửi, bao gửi bị tổn thất.
Như vậy trường hợp hành lý ký gửi khi đi tàu thủy bị mất do lỗi của người kinh doanh vận tải, thì bên này phải bồi thường cho hành khách với các mức bồi thường nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?