Cơ cấu tổ chức của hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Nhiệm kỳ đại hội được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của hội như sau:
(1) Đại hội.
(2) Ban chấp hành hội.
(3) Ban thường vụ hội.
(4) Ban kiểm tra hội.
(5) Các tổ chức thuộc hội theo quy định tại Điều 25 Nghị định 126/2024/NĐ-CP do hội tự quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động của hội, phù hợp quy định của pháp luật và điều lệ hội.
Như vậy, từ ngày 26/11/2024, cơ cấu tổ chức của Hội gồm: Đại hội, Ban chấp hành hồi, Ban thường vụ hội, Ban kiểm tra hội và các tổ chức thuộc hội.
Cơ cấu tổ chức của hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Nhiệm kỳ đại hội được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nhiệm kỳ đại hội của tổ chức hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm kỳ đại hội của tổ chức hội như sau:
- Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá 05 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước;
- Trước khi hết nhiệm kỳ 30 ngày làm việc, hội chưa tổ chức được đại hội thì hội phải báo cáo lý do với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét cho phép gia hạn thời gian tổ chức đại hội. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng;
- Hết thời gian gia hạn hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xử lý vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định này; trừ trường hợp bất khả kháng.
Quyền của hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về quyền của hội bao gồm:
(1) Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
(2) Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(3) Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
(4) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
(5) Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
(6) Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
(7) Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
(8) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
(9) Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
(10) Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
(11) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
(12) Thu hội phí của hội viên và hoạt động tạo nguồn thu từ kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
(13) Được tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hội.
(14) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
(15) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(16) Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(17) Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.
(18) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?