Cơ cấu tổ chức mới của Cục Quản lý chất lượng tại Quyết định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Ngày 12/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định 1623/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cơ cấu tổ chức mới của Cục Quản lý chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1623/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định:
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
1. 04 tổ chức hành chính:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Phòng Quản lý thi;
d) Phòng Quản lý văn bằng, chứng chỉ.
2. 02 đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Trung tâm Công nhận văn bằng;
b) Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 4 tổ chức hành chính và 2 đơn vị sự nghiệp công lập.Cụ thể:
- 04 tổ chức hành chính gồm: Văn phòng; Phòng Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục; Phòng Quản lý thi; Phòng Quản lý văn bằng chứng chỉ.
- 02 sự nghiệp giáo dục công lập gồm: Trung tâm Công nhận văn bằng; Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục.
Cơ cấu tổ chức mới của Cục Quản lý chất lượng tại Quyết định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao? (Hình internet)
Chức năng của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý chất lượng là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; thi và đánh giá chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ; quản lý việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định.
Cục Quản lý chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Quản lý chất lượng là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục,...
Bên cạnh đó, Cục Quản lý chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022:
Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
...
2. Về công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục
...
3. Về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
...
4. Quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT
Như vậy, Cục Quản lý chất lượng thực hiện 04 nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:
- Về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
- Về công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục
- Về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
- Quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể các nhiệm vụ gồm:
Về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
- Chủ trì xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
- Chủ trì thẩm định hồ sơ cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thẩm định hồ sơ, công nhận hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
- Phối hợp xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục, chuẩn chương trình đào tạo, tham gia kiểm tra, đánh giá theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
- Theo dõi và tham mưu về việc xếp hạng đối với cơ sở giáo dục đại học theo các bảng xếp hạng trong nước, quốc tế.
Về công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục
- Xây dựng quy chế thi và hướng dẫn thực hiện quy chế thi trong tổ chức các kỳ thi, bao gồm: Thi tốt nghiệp THPT; thi chọn HSG cấp quốc gia các môn văn hóa dành cho học sinh phổ thông; thi đánh giá năng lực ngoại ngữ,...
- Xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi thi phục vụ ra đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm; tổ chức ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia các môn văn hóa dành cho học sinh phổ thông;
- Tổ chức thực hiện các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia, quốc tế;
- Tập huấn nghiệp vụ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và nghiệp vụ tổ chức thi, đánh giá chất lượng giáo dục;
- Thực hiện các dịch vụ công về: Xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi thi; tổ chức thi và đánh giá chất lượng giáo dục
Về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
- Xây dựng các quy định và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT;
- Xây dựng hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế;
- Tham mưu ban hành quy định và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;
- Quản lý việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam
- Quản lý và thực hiện dịch vụ công về cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ, dịch vụ công về thông tin văn bằng, chứng chỉ.
Và cuối cùng là nhiệm vụ quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?