Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xác định như thế nào?
- Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xác định như thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồm những nhóm chức danh nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với nghiên cứu viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ như thế nào?
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh Đề án vị trí việc làm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định cụ thể cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
...
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Danh mục vị trí việc làm;
- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xác định như thế nào? (Hình từ internet)
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồm những nhóm chức danh nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, quy định Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ gồm có các nhóm chức danh như sau:
- Nhóm chức danh nghiên cứu khoa học
- Nhóm chức danh công nghệ.
(1) Nhóm chức danh nghiên cứ khoa học gồm có:
Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) | Mã số: V.05.01.01 |
Nghiên cứu viên chính (hạng II) | Mã số: V.05.01.02 |
Nghiên cứu viên (hạng III) | Mã số: V.05.01.03 |
Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) | Mã số: V.05.01.04 |
(2) Nhóm chức danh công nghệ gồm có:
Kỹ sư cao cấp (hạng I) | Mã số: V.05.02.05 |
Kỹ sư chính (hạng II) | Mã số: V.05.02.06 |
Kỹ sư (hạng III) | Mã số: V.05.02.07 |
Kỹ thuật viên (hạng IV) Mã số: | V.05.02.08 |
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với nghiên cứu viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN, khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN, khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với nghiên cứu viên cao cấp như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, ngành, địa phương. Nắm được các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu;
- Có khả năng nghiên cứu sâu về chuyên ngành và nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực chuyên môn; đề xuất, tư vấn và giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược của trung ương và địa phương; khả năng tổng kết thực tiễn, xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học có tính chiến lược trong các hội nghị, hội thảo khoa học quan trọng; khả năng tập hợp và tổ chức các cá nhân có năng lực để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, khả năng gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất;
- Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và hiểu biết rộng về các chuyên ngành có liên quan;
- Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả chính hoặc chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và tác giả chính của ít nhất 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí ISI có uy tín.
- Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1) thì trong thời gian giữ hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) hoặc tương đương phải đạt được kết quả khoa học và công nghệ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 05 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn;
Trong đó có ít nhất 03 điểm được quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoặc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và ít nhất 02 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1).
- Có kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) tối thiểu là 02 năm.
- Viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên chính (hạng 2) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng 2) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư 17/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 25/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?