Có được đưa phương tiện cá nhân là xe mô tô sang nước ngoài du lịch bằng hình thức tự lái hay không?
- Xe mô tô tại Việt Nam có được tạm xuất sang nước ngoài hay không?
- Phương tiện mô tô của nước ngoài có được tạm nhập và Việt Nam để tham gia giao thông hay không?
- Có được đưa phương tiện cá nhân là xe mô tô sang nước ngoài theo các Hiệp định vận tải đường bộ hay không?
- Tổng cục Hải quan đề xuất bổ sung cho phép xe mô tô được tạm xuất - tái nhập tại các Hiệp định vận tải đường bộ của Việt Nam?
Xe mô tô tại Việt Nam có được tạm xuất sang nước ngoài hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) có nội dung như sau:
Hồ sơ hải quan đối với ô tô xuất cảnh
1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh (ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tạm xuất; ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tái xuất) người khai hải quan nộp hoặc xuất trình:
a) Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
b) Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính;
c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp bản chính.
Như vậy, hiện nay pháp luật đã có quy định cho phép phương tiện vận tải (mô tô, ô tô, xe tải) được tạm xuất. Và khi xuất cảnh, phương tiện này phải đảm bảo có các loại giấy tờ là Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập, Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, căn cứ Công văn 3431/TCHQ-GSQL năm 2022 của Tổng cục Hải quan có đề cập như sau:
Hiện nay các cơ quan có thẩm quyền không cấp phép cho phương tiện mô tô Việt Nam tạm xuất, vì vậy hiện nay cơ quan hải quan không có cơ sở pháp lý để làm thủ tục tạm xuất - tái nhập cho phương tiện là mô tô.
Có được đưa phương tiện cá nhân là xe mô tô sang nước ngoài du lịch bằng hình thức tự lái hay không? (Hình từ Internet)
Phương tiện mô tô của nước ngoài có được tạm nhập và Việt Nam để tham gia giao thông hay không?
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP) có nội dung như sau:
Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện đối với phương tiện;
a) Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô;
b) Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;
c) Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
d) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:
a) Là công dân nước ngoài;
b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;
c) Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
Như vậy, theo quy định nêu trên xe cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch là mô tô có thể được phép tham gia giao thông tại Việt Nam khi có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải và đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Có được đưa phương tiện cá nhân là xe mô tô sang nước ngoài theo các Hiệp định vận tải đường bộ hay không?
Về vấn đề này, tại Công văn 3431/TCHQ-GSQL năm 2022 của Tổng cục Hải quan có đề cập như sau:
Theo quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào và Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, thì chỉ có quy định về việc cho phép phương tiện cá nhân là ô tô của các bên ký kết được tạm nhập - tái xuất và lưu hành trong nội địa của bên kia trong thời gian 30 ngày (được gia hạn 10 ngày) với mục đích cá nhân mà chưa có quy định cho phép đối với phương tiện là xe mô tô.
Như vậy, hiện nay các Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia chưa cho phép đưa phương tiện cá nhân là xe mô tô sang nước khác.
Tổng cục Hải quan đề xuất bổ sung cho phép xe mô tô được tạm xuất - tái nhập tại các Hiệp định vận tải đường bộ của Việt Nam?
Tại Công văn 3431/TCHQ-GSQL năm 2022 của Tổng cục Hải quan có nêu về đề xuất bổ sung cho phép xe mô tô được tạm xuất, tái nhập tại các Hiệp định vận tải đường bộ của Việt Nam như sau:
Trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp lữ hành du lịch, trong xu thế hiện nay, Tổng cục Hải quan nhận thấy nhu cầu tạm xuất phương tiện cá nhân là xe mô tô sang lưu hành trong nội địa của nước ký kết hiệp định cũng tương tụ như phương tiện cá nhân là ô tô.
Do đó, đề nghị đơn vị chủ trì của Bộ Giao thông vận tải khi đàm phán các Hiệp định vận tải đường bộ xem xét báo cáo đề xuất bố sung việc thỏa thuận cho phép/chấp nhận xe mô tô của các bên ký kết được tạm xuất - tái nhập tham gia giao thông trong lãnh thổ các bên ký kết vào nội dung các Nghị định thư sửa đổi của Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Việt anm - Campuchia hoặc bản ghi nhớ CLV,
Cũng như thực hiện nghiên cứu bổ sung các cặp cửa khẩu được phép xuất cảnh, nhập cảnh tại các Hiệp định vận tải để tạo điều kiện cho việc xuất cảnh, nhập cảnh theo nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?