Có được dùng ngựa hoang để tham gia đua ngựa không? Mức phạt khi dùng ngựa đua không đúng tiêu chuẩn ra sao?
Có được dùng ngựa hoang để tham gia đua ngựa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 06/2017/NĐ-CP về ngựa đua như sau:
Ngựa đua, chó đua
1. Doanh nghiệp quy định cụ thể tiêu chuẩn ngựa đua, chó đua tham gia các cuộc đua để sử dụng cho việc tổ chức kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
a) Ngựa đua tham gia các cuộc đua phải là con ngựa đã được thuần dưỡng, huấn luyện để chạy đua;
b) Chó đua tham gia các cuộc đua phải là loại chó thuộc chủng loại Greyhound được thuần dưỡng, huấn luyện để chạy đua.
2. Ngựa đua, chó đua tham gia từng cuộc đua phải được đăng ký trước với doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Điều lệ đua và có tên, mã số riêng để nhận dạng, xác định khi về đích.
3. Trọng tài, Hội đồng giám sát cuộc đua có quyền yêu cầu, chỉ định kiểm tra đối với bất kỳ con ngựa đua, chó đua tham gia cuộc đua nếu thấy cần thiết hoặc phát hiện có dấu hiệu gian lận. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều lệ đua và các quy định của pháp luật.
Như vậy, ngựa được sử dụng để làm ngựa đua phải được đáp ứng những điều kiện cơ bản nêu trên. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đặt cược sẽ quy định cụ thể về các tiêu chuẩn của ngựa đua.
Trong đó, ngựa đua tham gia các cuộc đua không được là ngựa hoang mà phải là con ngựa đã được thuần dưỡng, huấn luyện để chạy đua.
Có được dùng ngựa hoang để tham gia đua ngựa không? Mức phạt khi dùng ngựa đua không đúng tiêu chuẩn ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phạt khi dùng ngựa đua không đúng tiêu chuẩn ra sao?
Việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ngựa đua được đề cập tại Điều 21 Nghị định 137/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đua ngựa, đua chó
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về ngựa đua, chó đua, nài ngựa và Trọng tài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đọng đối với hành vi vi phạm các điều kiện về tổ chức đua ngựa, đua chó theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 137/2021/NĐ-CP nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngua sử dụng ngựa đua không đúng tiêu chuẩn sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Việc tổ chức đua ngựa phải tuân thủ những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện tổ chức đua ngựa, đua chó
1. Chỉ có doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Nghị định này và doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này mới được tổ chức các cuộc đua ngựa, đua chó và kết quả được sử dụng để kinh doanh đặt cược.
2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức các cuộc đua ngựa, đua chó tại trường đua đã được cơ quan, quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
3. Các cuộc đua ngựa, đua chó chỉ được phép tiến hành sau khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có Điều lệ đua do doanh nghiệp xây dựng và ban hành;
b) Có danh sách ngựa đua, chó đua, nài ngựa và các thông tin có liên quan đến ngựa đua, chó đua, nài ngựa đăng ký tham dự cuộc đua được công bố công khai tối thiểu 24 giờ trước khi diễn ra cuộc đua đầu tiên trong ngày;
c) Ngựa đua, chó đua, nài ngựa tham gia cuộc đua phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ đua;
d) Có Trọng tài, Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Nghị định này;
đ) Các thiết bị xuất phát và camera xác định ngựa đua, chó đua về đích phải đầy đủ và đang hoạt động tốt đảm bảo tính chính xác, trung thực trong việc tổ chức cuộc đua và xác định kết quả cuộc đua.
4. Các cuộc đua phải được tổ chức đúng quy trình theo Điều lệ đua của doanh nghiệp được công bố.
Theo đó, để được tổ chức đua ngựa, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa;
- Chỉ được tổ chức các cuộc đua ngựa tại trường đua đã được cơ quan, quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật;
- Có Điều lệ đua do doanh nghiệp xây dựng và ban hành;
- Có danh sách ngựa đua nài ngựa và các thông tin có liên quan đến ngựa đua, nài ngựa đăng ký tham dự cuộc đua được công bố công khai tối thiểu 24 giờ trước khi diễn ra cuộc đua đầu tiên trong ngày;
- Ngựa đua, nài ngựa tham gia cuộc đua phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ đua;
- Có Trọng tài, Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Nghị định này;
- Các thiết bị xuất phát và camera xác định ngựa đua về đích phải đầy đủ và đang hoạt động tốt đảm bảo tính chính xác, trung thực trong việc tổ chức cuộc đua và xác định kết quả cuộc đua.
- Các cuộc đua phải được tổ chức đúng quy trình theo Điều lệ đua của doanh nghiệp được công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?