Có giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với NLĐ nghỉ ốm đau, thai sản có hưởng lương hay không?
Có giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với NLĐ nghỉ ốm đau, thai sản có hưởng lương hay không?
Căn cứ quy định hiện nay tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi thuộc các trường hợp sau:
(1) Chế độ ốm đau
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở KCB;
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở KCB.
(2) Chế độ thai sản
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm đau, thai sản có hưởng lương, căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Do đó, trong trường hợp nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ không được BHXH giải quyết chế độ ốm đau, thai sản.
Đồng thời, đối với vấn đề tại, BHXH TP. Hồ Chí Minh cũng đã có Công văn 2252/BHXH-CĐ năm 2023 Tại đây hướng dẫn như sau:
...đối với các trường hợp người lao động trong khoảng thời gian nghỉ việc do: ốm đau, thai sản hoặc nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe mà có hưởng lương thì đề nghị đơn vị không lập danh sách chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội để thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thu hồi tiền đã chi trả nếu thuộc trường hợp trên. Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm thu hồi đầy đủ tiền từ người lao động và chuyển trả về quỹ Bảo hiểm xã hội
Như vậy, BHXH sẽ không giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với NLĐ nghỉ ốm, đau thai sản có hưởng lương.
Có giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với NLĐ nghỉ ốm đau, thai sản có hưởng lương hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp NLĐ cần dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì thời gian nghỉ tối đa là mấy ngày?
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, trường hợp người lao động cần dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì thời gian nghỉ do người sử dụng lao động và Công đoàn quyết định từ 5 - 10 ngày.
Tuy nhiên, không vượt quá số ngày quy định như sau:
- Lao động nữ sinh một lần từ 02 con trở lên: Tối đa 10 ngày;
- Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: Tối đa 07 ngày;
- Các trường hợp khác: Tối đa 05 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, hiện nay, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo 05 nguyên tắc nêu trên. Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?