Có mấy hình thức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khi thi tuyển công chức nhà nước theo quy định hiện nay?
Có mấy hình thức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khi thi tuyển công chức nhà nước? Thời gian thi là bao lâu?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong thi tuyển công chức nhà nước như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
Theo đó, tùy vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm, môn nghiệp vụ chuyên ngành khi thi tuyển công chức sẽ được thi theo 01 trong 03 hình thức sau:
- Phỏng vấn;
- Viết;
- Kết hợp phỏng vấn và viết.
Hình thức thi sẽ do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
...
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
Như vậy, thời gian thi môn nghiệp vụ chuyên ngành được xác định như sau:
- Phỏng vấn: 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị)
- Viết: 03 giờ (180 phút - không kể thời gian chép đề)
- Kết hợp phỏng vấn và viết: Thời gian phỏng vấn là 30 phút, thời gian thi viết là 180 phút.
Có mấy hình thức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khi thi tuyển công chức nhà nước theo quy định hiện nay?
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành gồm những gì?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
...
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Như vậy, nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bao gồm:
- Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;
- Kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Theo đó, nội dung thi cụ thể phải được dựa vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Điều kiện để xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. Trường hợp thi kết hợp phỏng vấn và viết thì người dự thi phải dự thi đủ phỏng vấn và viết;
b) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Như vậy, người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức được xác định khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
Trường hợp thi kết hợp thì người dự thi phải dự thi đủ phỏng vấn và viết;
- Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?