Có mấy loại biển báo giao thông? Khi tham gia giao thông gặp các biển báo thì cần phải lưu ý điều gì?

Xin hỏi, có mấy loại Biển báo giao thông? Khi tham gia giao thông gặp các biển báo thì cần phải lưu ý điều gì? anh Phú - Long An

Khái niệm biển báo giao thông là gì?

Thực tế, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Tuy nhiên, biển báo giao thông có thể được hiểu là các biển báo, biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các loại thông tin để biểu thị, truyền đạt đến người tham gia giao thông, giúp họ có thể chấp hành giao thông một cách an toàn và chính xác nhất.

Căn cứ khoản 1 khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Từ quy định trên, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, được đặt trên đường và chứa những thông tin để người tham gia giao thông có thể di chuyển một cách chính xác và an toàn. Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008, biển báo giao thông được chia thành 5 loại và được chia thành 5 loại với từng mục đích khác nhau:

- Biển báo cấm

- Biển báo nguy hiểm

- Biển hiệu lệnh

- Biển chỉ dẫn

- Biển phụ

*Ý nghĩa biển báo giao thông

Căn cứ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, mỗi loại biển báo giao thông lại mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

- Nhóm biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

- Nhóm biển hiệu lệnh: Báo cho người điều khiển phương tiện biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.

- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường tham gia giao thông để chủ động phòng ngừa kịp thời tai nạn.

- Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Dùng để thuyết minh bổ sung nội dung cho các nhóm biển còn lại hoặc được sử dụng độc lập.

biển báo giao thông

Có mấy loại Biển báo giao thông? Khi tham gia giao thông gặp các biển báo thì cần phải lưu ý điều gì? (Hình từ internet)

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông được thực hiện ra sao?

Tại tại Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT được quy định ngay . Cụ thể như sau:

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

- Một là, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

- Hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu

- Ba là hiệu lệnh của biển báo hiệu

- Cuối cùng là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Chú ý: khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.

+ Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Cần phải lưu ý điều gì đối với các biển báo giao thông?

Người tham gia giao thông cần lưu ý cách nhận biết và tuân thủ các loại biển báo thường gặp dưới đây:

*Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều

- Theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều có dạng hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang to màu trắng ở giữa. Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên nhiều người còn gọi là biển báo hiệu đường 1 chiều.

ngược chiều

- Ý nghĩa: báo hiệu đoạn đường phía trước cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ như xe cứu hỏa; xe quân sự, xe công an đi, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương; xe hộ đê,… Riêng người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

*Biển báo giao thông dành cho người đi bộ

Theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông dành cho người đi bộ bao gồm các biển báo sau:

- Biển báo P.112 “Cấm người đi bộ”: Có ý nghĩa báo hiệu đoạn đường phía trước cấm người đi bộ qua lại. Biển này được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm, có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

biển đi  bô

- Biển báo W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”: Có ý nghĩa báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường. Khi gặp biển này, các phương tiện phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ. Các xe chỉ được phép chạy khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.

- Biển báo R.305 “Đường dành cho người đi bộ”: Có ý nghĩa báo hiệu đoạn đường phái trước dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả xe được ưu tiên đều không được phép đi vào.

- Biển báo I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”: Có ý nghĩa chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang. Các phương tiện gặp biển báo này phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.

- Biển báo I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ”: Có ý nghĩa chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ.

- Biển báo I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”: Có ý nghĩa chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường.

- Biển số I.424 (c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ”: Có ý nghĩa chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường.

*Biển báo giao thông cấm đỗ xe

Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông cấm đỗ xe bao gồm 03 biển báo con: Biển báo P.131a, P.131b và P.131c.

cấm đỗ xe

Xem chi tiết Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ Tải về

Biển báo giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biển báo giao thông đường bộ có thông tin thay đổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đặt biển báo tốc độ khai thác theo Thông tư 38/2024 thế nào? Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Pháp luật
Biển báo giao thông đường bộ được đặt ở vị trí như thế nào và cách nhà dân bao nhiêu mét? Các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?
Pháp luật
Biển báo giao thông là gì? Thẩm quyền lắp đặt các biển báo giao thông thuộc về ai? Có mấy loại biển báo giao thông?
Pháp luật
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường theo quy định?
Pháp luật
Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì?
Pháp luật
Biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên thuộc loại gì? Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên hiện nay?
Pháp luật
Nơi có biển báo nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp thì thứ tự các xe đi như thế nào?
Pháp luật
Biển báo cấm vượt có tác dụng như thế nào? Lái xe ô tô vượt xe tại đoạn đường có biển báo cấm vượt thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lái xe ô tô vào đường cấm xe ô tô thì bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Biển cấm xe gắn máy có hình dạng như thế nào? Người điều khiển xe gắn máy chạy vào đường cấm xe gắn máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo giao thông
7,882 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển báo giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào