Có mấy loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt từ 15/3/2024?
- Có mấy loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện giao thông đường sắt từ 15/3/2024?
- Đối tượng, điều kiện, nội dung và phương thức kiểm tra của những loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những gì?
Có mấy loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện giao thông đường sắt từ 15/3/2024?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định những loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm:
Loại hình kiểm tra
Các loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm:
1. Kiểm tra sản xuất, lắp ráp.
2. Kiểm tra nhập khẩu.
3. Kiểm tra hoán cải.
4. Kiểm tra định kỳ.
Theo quy định trên, có 04 loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm:
- Thứ nhất, kiểm tra sản xuất, lắp ráp;
- Thứ hai, kiểm tra nhập khẩu;
- Thứ ba, kiểm tra hoán cải;
- Thứ tư, kiểm tra định kỳ.
Có mấy loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt từ 15/3/2024? (Hình từ Internet)
Đối tượng, điều kiện, nội dung và phương thức kiểm tra của những loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?
Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định rõ về đối tượng, điều kiện, nội dung và phương thức kiểm tra của những loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Cụ thể:
Kiểm tra sản xuất, láp ráp
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Kiểm tra sản xuất, láp ráp cụ thể như sau:
- Đối tượng: kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp mới.
- Điều kiện kiểm tra: Cơ sở sản xuất phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Nội dung kiểm tra: thực hiện theo những nội dung thuộc phạm vi của Cơ quan kiểm tra được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại thiết bị, phương tiện. Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu, nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Phương thức kiểm tra:
+ Kiểm tra từng thiết bị, phương tiện;
+ Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và kiểm tra vận hành trên đường khi ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác;
+ Đối với bộ trục bánh xe, kiểm tra mẫu điển hình ngẫu nhiên cho từng lô bộ trục bánh xe.
Kiểm tra nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Kiểm tra nhập khấu cụ thể như sau:
- Đối tượng kiểm tra: kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với thiết bị, phương tiện nhập khẩu mới; phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Điều kiện kiểm tra: doanh nghiệp nhập khẩu phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Nội dung kiểm tra: thực hiện theo những nội dung thuộc phạm vi của Cơ quan kiểm tra được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại thiết bị, phương tiện. Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu, nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Phương thức kiểm tra
+ Kiểm tra từng thiết bị, phương tiện;
+ Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và kiểm tra vận hành trên đường khi ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác;
+ Đối với bộ trục bánh xe, kiểm tra mẫu điển hình ngẫu nhiên cho từng lô bộ trục bánh xe.
Kiểm tra hoán cải
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Kiểm tra hoán cải cụ thể như sau:
- Đối tượng kiểm tra: kiểm tra hoán cải được thực hiện đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, phương tiện chạy trên đường sắt chuyên dùng có thay đổi các nội dung sau:
+ Bội suất hãm, kiểu loại xy lanh hãm của phương tiện; các bộ phận chịu lực chính của kết cấu thép thân phương tiện gồm: xà đầu, xà kéo, xà gối, xà dọc giữa, xà ngang chính, xà dọc cạnh (trừ trường hợp gia cường để tăng độ cứng vững) khác với thiết kế ban đầu hoặc hồ sơ kiểm tra hoán cải gần nhất;
+ Tính năng, mục đích sử dụng của phương tiện dẫn tới việc phải thay đổi cách bố trí, lắp đặt trang thiết bị của phương tiện khác với lần đăng kiểm gần nhất;
+ Kiểu loại của động cơ diesel (đầu máy), động cơ điện kéo, máy phát điện chính (đầu máy), máy nén khí, bộ truyền động thủy lực, giá chuyển hướng, bộ móc nối đỡ đấm, van phân phối, van hãm lắp trên phương tiện khác với lần đăng kiểm gần nhất.
- Điều kiện kiểm tra: cơ sở sửa chữa phải chuẩn bị phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với nội dung hoán cải của từng loại phương tiện.
- Nội dung kiểm tra: kiểm tra nội dung hoán cải của phương tiện so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện.
Kiểm tra định kỳ:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Kiểm tra định kỳ cụ thể như sau:
- Đối tượng kiểm tra: kiểm tra định kỳ được thực hiện đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, phương tiện chạy trên đường sắt chuyên dùng, phương tiện chạy trên đường sắt đô thị; thiết bị tín hiệu đuôi tàu.
- Điều kiện kiểm tra: cơ sở sửa chữa, chủ phương tiện, chủ khai thác phương tiện phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Nội dung kiểm tra: thực hiện theo những nội dung thuộc phạm vi của Cơ quan kiểm tra được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại phương tiện. Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu, nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Phương thức kiểm tra
+ Kiểm tra từng thiết bị, phương tiện;
+ Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và kiểm tra vận hành trên đường khi ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác.
- Chu kỳ kiểm tra định kỳ
+ Chu kỳ kiểm tra định kỳ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
+ Đối với đầu máy, toa xe chạy trên đường sắt quốc gia, việc kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm phương tiện được sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.
- Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT(bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).
Thông tư 01/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?