Có mấy trường hợp được mang hai quốc tịch và người mang hai quốc tịch nếu phạm tội tại Việt Nam thì luật quy định xử lý thế nào?
Xác định quốc tịch Việt Nam bằng cách nào?
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì ở Việt Nam, việc xác định quốc tịch được áp dụng theo nguyên tắc huyết thống, đây là nguyên tắc cơ bản, ngoài ra còn một số quy định khác để xác định quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, một người được xác định là có quốc tịch Việt Nam nếu có một trong 5 căn cứ dưới đây:
- Căn cứ thứ nhất là do sinh ra theo các các trường hợp quy định tại Điều 15, 16 và 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 gồm:
+ TH1 : Có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
+ TH 2 : Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài và cha mẹ thỏa thuận bằng văn bản con mang quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
+ Trường hợp 3 là: Có cha mẹ đều là người không quốc tịch, có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc có mẹ là người không quốc tịch, có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
- Căn cứ thứ hai là do nhập quốc tịch Việt Nam đối với công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam.
- Căn cứ thứ ba là được trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người đã mất quốc tịch Việt Nam.
- Căn cứ thứ tư là thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18, 35 và 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, cụ thể:
+ Một là, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ.
+ Hai là, con chưa thành niên sống cùng với cha mẹ mà cha mẹ nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam.
+ Ba là, trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi; Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi.
- Căn cứ thứ năm là theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 bao gồm một trong các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân;
- Hộ chiếu Việt Nam
- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Có mấy trường hợp được mang hai quốc tịch và người mang hai quốc tịch nếu phạm tội tại Việt Nam thì luật quy định xử lý thế nào? (Hình từ internet)
Có mấy trường hợp công dân Việt Nam được quyền có hai quốc tịch?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, thì về nguyên tắc quốc tịch, Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ một số trường hợp pháp luật cso quy định khác
Theo đó, Việt Nam vẫn cho phép công dân có thể có nhiều quốc tịch, nhưng chỉ trong 4 trường hợp ngoại lệ sau đây:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam (căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
- Người nhập quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài (căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài (căn cứ khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (căn cứ Khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
Do đó, trong những trường hợp đặc biệt được nêu trên, công dân Việt nam có thể có hai quốc tịch.Việt Nam và sử dụng đồng thời 2 hộ chiếu là không trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp một người mang hai quốc tịch là Việt Nam và một quốc tịch khác khi phạm tội ở Việt Nam thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
- Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
- Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.
Còn trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy, người phạm tội ở Việt Nam thì sẽ được xử lý theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Vì thế, việc người mang hai quốc tịch mà trong đó có một quốc tịch là Việt Nam thì sẽ mặc nhiên áp dụng Bộ luật Hình Sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, trường hợp người phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự sẽ được giải quyết theo điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó. Nếu điều ước quốc tế không có quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì sẽ giải quyết bằng ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?