Cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch Chứng khoán khi nào?
Cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch Chứng khoán khi nào?
Căn cứ Điều 46 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau:
Hủy bỏ niêm yết bắt buộc
1. Cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, trường hợp tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết theo quy định tại Điều 125 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Theo đó, khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch Chứng khoán khi:
- Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;
- Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
- Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;
- Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;
- Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;
- Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;
- Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;
- Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán;
- Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;
- Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;
- Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Trường hợp tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết theo quy định tại Điều 125 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
- Chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP hoặc trong trường hợp dự án đầu tư của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bị dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên, hoặc bị thu hồi Giấy phép đầu tư.
Cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch Chứng khoán khi nào?
Cổ phiếu của tổ chức niêm yết bị hủy bỏ niêm yết tự nguyện tại Sở Giao dịch Chứng khoán khi nào?
Căn cứ Điều 47 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện đối với cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán như sau:
Hủy bỏ niêm yết tự nguyện
1. Điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Theo đó, điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện đối với cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
- Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được Đại hội đồng cổ đông, Đại hội nhà đầu tư biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua;
- Việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Đăng ký niêm yết lại khi có cổ phiếu bị hủy niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Căn cứ Điều 48 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau:
Đăng ký niêm yết lại
1. Tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP được đăng ký niêm yết lại theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
2. Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký niêm yết lại thực hiện theo quy định tại Điều 110, Điều 111 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và các quy định tại Quy chế này.
Theo đó, đăng ký niêm yết lại khi có cổ phiếu bị hủy niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán phải thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 122 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Đăng ký niêm yết lại
1. Tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.
Như vậy trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định về hủy bỏ niêm yết bắt buộc và tự nguyên được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?