Cơ quan điều tra tiến hành rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay?
- Cơ quan điều tra tiến hành rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp những nội dung nào theo quy định?
- Đối tượng có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là ai?
- Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp và việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như nào?
Cơ quan điều tra tiến hành rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp những nội dung nào theo quy định?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về nội dung rà soát theo đề nghị của bên liên quan như sau:
Nội dung rà soát theo đề nghị của bên liên quan
Cơ quan điều tra tiến hành rà soát một hoặc một số nội dung sau, căn cứ vào các nội dung rà soát mà bên liên quan yêu cầu:
1. Biên độ bán phá giá, mức trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
2. Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có cam kết;
3. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
4. Phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Như vậy, cơ quan điều tra tiến hành rà soát một hoặc một số nội dung sau, căn cứ vào các nội dung rà soát mà bên liên quan yêu cầu:
- Biên độ bán phá giá, mức trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
- Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có cam kết;
- Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
- Phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Cơ quan điều tra tiến hành rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Đối tượng có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là ai?
Theo Điều 59 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về bên đề nghị rà soát như sau:
Bên đề nghị rà soát
Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:
1. Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
2. Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
4. Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp và việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như nào?
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp như sau:
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
...
4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện như sau:
a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không phù hợp;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
5. Việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như sau:
a) Trong bất kỳ thời điểm nào sau khi thuế chống trợ cấp chính thức có hiệu lực, nếu một hoặc các bên liên quan trong vụ việc điều tra thấy xuất hiện hoàn cảnh mới làm thay đổi một cách đáng kể mức trợ cấp của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức, dẫn đến việc không còn trợ cấp hoặc mức trợ cấp không đáng kể hoặc không còn gây ra thiệt hại đáng kể hoặc không còn đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước thì bên liên quan đó có quyền đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành rà soát do thay đổi hoàn cảnh;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không còn phù hợp do hoàn cảnh thay đổi;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát do thay đổi hoàn cảnh là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Như vậy, việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp và việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?