Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có được xem là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không?
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là gì?
- Trường hợp nào sẽ giao các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bản chất có phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hay không?
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện hoạt động thanh tra ra sao?
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là gì?
Khái niệm cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra được định nghĩa tại khoản 19 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
19. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan quản lý nhà nước.
Theo đó, tùy vào những trường hợp cụ thể thì các cơ quan này sẽ được giao để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm xem xét, đánh giá, xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực trong việc chấp hành:
- Pháp luật chuyên ngành;
- Quy định về chuyên môn - kỹ thuật;
- Quy tắc quản lý.
Trường hợp nào sẽ giao các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các trường hợp sau đây:
1. Theo quy định của luật;
2. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chính phủ giao cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng phụ trách ngành, lĩnh vực có liên quan.
Theo đó cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo 02 trường hợp nêu trên.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có được xem là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không? (Hình từ Internet)
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bản chất có phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hay không?
Điều 9 Luật Thanh tra 2022 có quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, theo nội dung của quy định nêu trên thì cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện hoạt động thanh tra ra sao?
Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Thanh tra 2022 với những nội dung như sau:
Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 34 của Luật này; hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định về hoạt động thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, Điều 4 Luật Thanh tra 2022 có đề cập:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sẽ thực hiện hoạt động thanh tra theo những nội dung quy định và 03 nguyên tắc hoạt động nêu trên.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?