Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
- Điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
- Hồ sơ và đề nghị giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Thời hạn của giấy chứng nhận là bao lâu?
Điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Việc thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được thành lập chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đã hoạt động tại Việt Nam trong thời gian ít nhất 02 năm;
+ Tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của Việt Nam.
- Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam không có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý, điều hành và hoạt động theo ủy quyền của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
...
2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt chi nhánh và các cơ quan liên quan. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đồng thời, đề xuất tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo lần 2 Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh và Nghị định 126/2018/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam Tải , sửa đổi về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết và thẩm quyền như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, sau khi lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.”.
Theo đó, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao thay vì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như quy định hiện nay.
Hồ sơ và đề nghị giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Thời hạn của giấy chứng nhận là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 12 Nghị định 72/2016/NĐ-CP thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam và thời hạn giấy chứng nhận như sau:
- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
- Báo cáo kết quả hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy phép đến thời điểm đề nghị thành lập chi nhánh;
- Lý lịch tư pháp (hoặc văn bản có giá trị tương đương) của người dự kiến được bổ nhiệm là người đứng đầu chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước đặt cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu người dự kiến được bổ nhiệm đã cư trú tại Việt Nam trên 06 tháng thì cần có lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Lưu ý: nếu như các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Thời hạn Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh được áp dụng như Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 72/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 8 Nghị định 72/2016/NĐ-CP; bảo đảm không dài hơn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký, cụ thể như sau:
- Thời hạn Giấy phép là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2016/NĐ-CP;
- Nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định 72/2016/NĐ-CP;
- Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định 72/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?