Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo Luật Nhà ở 2023?
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật mới nhất?
Theo khoản 2 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư như sau:
Nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo thẩm quyền và kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Như vậy theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh còn phải kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật mới nhất? (Hình từ internet)
Nội dung của phương án bồi thường, tái định cư được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 thì phương án bồi thường, tái định cư phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên của chủ đầu tư đối với trường hợp đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
- Vị trí, diện tích nhà chung cư được cải tạo, xây dựng lại; vị trí, diện tích nhà ở phục vụ tái định cư được bố trí;
- Hình thức bố trí nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm bố trí nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ hoặc tại địa điểm khác hoặc mua, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn hoặc nhận tiền theo quy định của Luật Nhà ở 2023;
- Hệ số K diện tích căn hộ đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023;
Lưu ý: Có giá đất để tính bồi thường (nếu có) và giá thuê nhà ở sau khi đầu tư xây dựng lại (nếu có);
- Giá trị căn hộ được xác định sau khi quy đổi diện tích theo hệ số K quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023;
- Tiền đóng góp để xây dựng căn hộ theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ đối với nhà chung cư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023;
- Giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp tái định cư tại địa điểm khác;
- Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 60 Luật Nhà ở 2023;
- Phương án xử lý đối với các căn hộ còn lại sau khi đã bố trí tái định cư;
- Khoản tiền chênh lệch (nếu có) mà chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc chủ sở hữu phải thanh toán giữa giá trị nhà ở phục vụ tái định cư và giá trị nhà ở chủ sở hữu sẽ nhận theo phương án bồi thường, tái định cư;
- Thời gian thực hiện dự án; thời gian hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời;
- Thời gian bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư theo hình thức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023;
- Kinh phí hỗ trợ di dời, thuê nhà ở tạm thời và các kinh phí liên quan khác (nếu có);
- Kinh phí bảo trì sau khi xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023;
- Bồi thường, tái định cư đối với phần diện tích khác không phải là căn hộ chung cư (nếu có).
Đối với trường hợp thuê nhà ở thì việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời phải làm sao?
Theo khoản 2 Điều 72 Luật Nhà ở 2023 quy định về bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời như sau:
Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời
...
2. Đối với trường hợp thuê nhà ở thì việc bố trí tái định cư được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà; nếu đang thuê nhà ở thuộc tài sản công thì được bố trí thuê nhà ở sau khi hoàn thành việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp người thuê và đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thỏa thuận khác.
...
Như vậy theo quy định trên thì đối với trường hợp thuê nhà ở thì việc bố trí tái định cư được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà.
Lưu ý: nếu đang thuê nhà ở thuộc tài sản công thì sẽ được bố trí thuê nhà ở sau khi hoàn thành việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp người thuê và đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thỏa thuận khác.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Hiện đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024, nếu dự thảo được thông qua thì Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?