Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành? Trình tự kiểm tra và xử lý được thực hiện thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành như sau:
- Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ có trách nhiệm:
+ Tổ chức kiểm tra đối với các văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.
+ Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu sai phạm phải phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ và các đơn vị có liên quan (nếu văn bản do Vụ Pháp chế Bộ chủ trì soạn thảo thì phối hợp với các đơn vị) để đề xuất và dự thảo nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (nếu cần).
+ Giao tổ chức pháp chế ở các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính chủ trì giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện nhiệm vụ tại Thông tư này và tổng hợp báo cáo Bộ kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định.
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ có trách nhiệm:
+ Tham gia xử lý, giải trình và theo dõi kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ.
+ Trình Bộ xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành? Trình tự kiểm tra và xử lý được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định trình tự kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành như sqau:
* Đối với văn bản quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 79/2015/TT-BTC:
- Ngay sau khi Lãnh đạo Bộ ký ban hành văn bản, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện tự kiểm tra, nếu phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì phải dừng ngay việc phát hành.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trình Bộ văn bản mới thay thế;
- Trường hợp sau khi phát hành, đăng công báo, gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân mới phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, việc xử lý văn bản được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập Hồ sơ kiểm tra văn bản gồm các tài liệu:
+ Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 79/2015/TT-BTC.
+ Văn bản được kiểm tra.
+ Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật.
+ Các tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý văn bản.
Bước 2: Gửi Hồ sơ của văn bản có nội dung trái pháp luật lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Trong thời gian 3 ngày làm việc các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính liên tịch ban hành, sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, phải trình Bộ để gửi Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật đến cơ quan liên tịch (với Bộ Tài chính) để lấy ý kiến và thống nhất ban hành văn bản đề xuất xử lý các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
Bước 3: Trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) kết quả tổng hợp ý kiến, đề xuất xử lý văn bản. Tài liệu trình Bộ gồm: Tờ trình Bộ; Phiếu kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; ý kiến tham gia của các đơn vị trong và ngoài Bộ (nếu có).
*Đối với văn bản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 79/2015/TT-BTC:
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC.
+ Riêng văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ, đơn vị gửi Vụ Pháp chế Bộ để thực hiện kiểm tra trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành, đồng thời, tổng hợp báo cáo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 79/2015/TT-BTC.
Vụ Pháp chế Bộ kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thông báo để đơn vị có trách nhiệm tự kiểm tra trong thời hạn 3 ngày làm việc theo trình tự nêu tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC.
+ Đối với văn bản do Vụ Pháp chế Bộ chủ trì soạn thảo, thực hiện tự kiểm tra, lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và trình Bộ phương án xử lý.
- Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, các đơn vị tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC, thực hiện trao đổi với Vụ Pháp chế Bộ và các đơn vị có liên quan trình Bộ phương án xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 26 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Sau khi kiểm tra và trình Bộ, sao gửi Vụ Pháp chế Bộ 01 bản để theo dõi, tổng hợp.
Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định trình tự kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản như sau:
- Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản về văn bản do Bộ Tài chính ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế Bộ chủ trì phối hợp với đơn vị thuộc Bộ có liên quan kiểm tra văn bản theo các Bước nêu tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC.
- Thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản là 20 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được thông báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
- Kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản được gửi cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định 40/2010/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng kinh tế chuẩn nhất hiện nay? Hợp đồng kinh tế chấm dứt khi nào?
- Thông tư 53 2024 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thế nào?
- Mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung hợp đồng xây dựng là mẫu nào? Tải về mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung hợp đồng xây dựng?
- Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải năm nhuận không? Nhuận vào tháng mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ được nghỉ mấy ngày?
- Mẫu phiếu biểu quyết nhân sự tái cử cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư cấp ủy là mẫu nào?