Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước?
Cục Thuế có trách nhiệm như thế nào trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Lập dự toán ngân sách nhà nước tại các cơ quan thu ngân sách
1. Cục Thuế:
a) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư;
b) Hướng dẫn cơ quan thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.
2. Cục Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu, các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Tổng cục Hải quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao thu ngân sách nhà nước từ các khoản phí, lệ phí phải lập dự toán thu các khoản thu phí, lệ phí được giao gửi cơ quan thuế và cơ quan tài chính cùng cấp.
Như vậy theo quy định trên trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước Cục Thuế có trách nhiệm như sau:
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Hướng dẫn cơ quan thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Lập dự toán ngân sách địa phương theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định lập dự toán ngân sách địa phương như sau:
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do các cơ quan thu ngân sách lập, dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị dự toán cấp I thuộc phạm vi quản lý và dự toán thu, chi ngân sách của cấp huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến.
- Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp.
+ Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
+ Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp dưới đề nghị.
+ Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
+ Trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới, thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phải tổng hợp, lập dự toán chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
- Phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;
- Bộ Tài chính thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi thường xuyên do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu lập và tổng hợp dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi, trình Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;
- Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?