Cơ sở giáo dục đại học có những chính sách ưu đãi nào dành cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học?
Nhà nước có những chính sách ưu đãi nào cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học?
Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 109/2022/NĐ-CP có quy định nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi từ Nhà nước như sau:
- Được ưu tiên xem xét đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
- Được ưu tiên đề xuất bố trí vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Được ưu tiên cử thành viên tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu trong nước và nước ngoài; được cử đi thực tập, làm việc có thời hạn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các tổ chức khoa học và công nghệ ở nước ngoài theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc giống cây trồng trong nước và nước ngoài, xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn theo các chương trình hoặc đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được xem xét hỗ trợ sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ;
- Được các thư viện, tổ chức thông tin khoa học và công nghệ công lập tạo điều kiện tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
Các nội dung đã được hỗ trợ, tài trợ tại các điểm c, d và đ khoản này không được trùng lặp với các nội dung hỗ trợ, tài trợ khác từ ngân sách nhà nước.
Cơ sở giáo dục đại học có những chính sách ưu đãi nào dành cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục đại học có những chính sách ưu đãi nào dành cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học?
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 109/2022/NĐ-CP có quy định nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi từ cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, bố trí phòng làm việc và các phương tiện văn phòng cần thiết cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học hoạt động; được hỗ trợ tìm kiếm các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm từ các nguồn đầu tư tìm kiếm được cho hoạt động nghiên cứu; được hỗ trợ kinh phí theo khả năng của cơ sở giáo dục đại học để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã được phê duyệt;
- Trưởng nhóm và thành viên chủ chốt là giảng viên cơ hữu của tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được giảm 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy hằng năm.
Tiêu chuẩn thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học?
Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 109/2022/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn thành viên chủ chốt nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học cụ thể, thành viên chủ chốt là giảng viên của cơ sở giáo dục đại học hoặc nghiên cứu viên của viện nghiên cứu trong nước, đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
- Có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và có cam kết đăng ký tham gia nhóm nghiên cứu mạnh;
- Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên trong 5 năm gần nhất;
- Có chỉ số trích dẫn khoa học cá nhân H-index từ 5 trở lên (theo cơ sở dữ liệu Scopus);
- Là tác giả của 01 chương sách chuyên khảo hoặc 01 sách giáo trình giảng dạy đại học;
- Là tác giả chính của ít nhất 05 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS hoặc là tác giả của ít nhất 01 sáng chế hoặc 02 giải pháp hữu ích, hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc là tác giả của công trình khoa học và công nghệ đạt giải ba giải thưởng cấp bộ, tỉnh trở lên hoặc Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
- Đã hướng dẫn chính thành công ít nhất 01 nghiên cứu sinh;
- Đã có kinh nghiệm hợp tác trong triển khai nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tạo ra các sản phẩm khoa học được ứng dụng phục vụ cộng đồng và có ít nhất 01 hợp tác nghiên cứu với một nhóm nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài.
Nghị định 109/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?