Cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Cơ sở in xuất bản thực hiện những hoạt động gì?
Căn cứ theo nội dung được quy đinh tại Luật Xuất bản 2012 quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Dựa vào Điều 31 Luật Xuất bản 2012, hoạt động của cơ sở in xuất bản được xác định:
Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
1. Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
2. Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
Dẫn chiếu đến nội dung được quy định tại Điều 33 Luật Xuất bản 2012 như sau:
Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
1. Việc nhận in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản;
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật này;
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
3. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
Theo các quy định trên thì cơ sở in xuất bản phẩm thực hiện việc in xuất bản phẩm đối với các xuất bản phẩm, tài liệu sau:
- Xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản;
- Tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản;
- Xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài.
Cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm ra sao?
Về các chính sách của Nhà nước, khoản 3 Điều 7 Luật Xuất bản 2012 xác định 02 chính sách đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm như sau:
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
- Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
Như vậy, việc in xuất bản phẩm được hưởng các chính sách từ Nhà nước như trên.
Cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp nào?
Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 195/2012/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
...
3. Ngoài quy định tại Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động theo một trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Kết hợp với khoản 8 Điều 32 Luật Xuất bản 2012, Cơ sở in xuất bản phẩm sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp sau:
- Không đáp ứng 03 điều kiện:
+ Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
+ Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
+ Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Chủ sở hữu không phải là tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Không hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
Như vậy, khi rơi vào 01 trong 3 trường hợp nêu trên, cơ sở hoạt động in xuất bản phẩm sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?