Cơ sở sản xuất phân bón đổi loại phân bón thì có cần phải làm hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón không?
- Có bao nhiêu loại phân bón? Cơ sở sản xuất phân bón đổi loại phân bón thì có cần phải làm hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón không?
- Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón gồm những gì?
- Trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón ra sao?
Có bao nhiêu loại phân bón? Cơ sở sản xuất phân bón đổi loại phân bón thì có cần phải làm hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón không?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, phân bón được phân thành 05 loại. Cụ thể như sau:
- Nhóm phân bón hóa học (phân bón vô cơ);
- Nhóm phân bón hữu cơ;
- Nhóm phân bón sinh học;
- Phân bón rễ;
- Phân bón lá.
Theo đó, tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023, khi cơ sở sản xuất phân bón thay đổi loại phân bón thì phải thực hiện hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Giấy phép sản xuất phân bón).
Cơ sở sản xuất phân bón đổi loại phân bón thì có cần phải làm hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2022/NĐ-CP (Tại đây);
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP (Tại đây);
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
Như vậy, khi thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ nêu trên.
Trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón ra sao?
Trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt 2018 và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP (Tại đây).
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
- Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP (Tại đây).
- Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Kết quả:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm.
Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón): 2.500.000 đồng/01 cơ sở/lần;
- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 1.200.000 đồng/01 cơ sở/lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?