Có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN? CCCD hiện nay có thể sử dụng thay cho hộ chiếu không?
Có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN trong thời gian tới đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, căn cước công dân được hiểu là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân.
Theo thông tin tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quốc gia trong ASEAN đang thực hiện phấn đấu thống nhất các loại giấy tờ. Cụ thể, ASEAN đang hướng đến việc thống nhất không sử dụng visa tương tự như cộng đồng châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc công dân Việt Nam có thể dùng căn cước công dân để đi lại trong khu vực ASEAN.
Theo đó, điều kiện để hoàn thành mục tiêu nêu trên là 100% công dân Việt Nam phải có căn cước công dân. Như vậy, trong thời gian tới, khi hoàn thành điều kiện nêu trên, người dân có thể đi lại trong ASEAN thông qua thẻ căn cước công dân.
Đồng thời, nếu có thể hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân Việt Nam nhanh chóng, việc nay sẽ tạo sự thuận lợi cho mọi công tác, đặc biệt trong việc tìm kiếm trẻ lạc hay người bị tai nạn đều trở nên dễ dàng hơn.
Hiện nay, các nước thuộc ASEAN bao gồm:Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN? CCCD hiện nay có thể sử dụng thay cho hộ chiếu không? (Hình từ Internet)
Căn cước công dân hiện nay có thể sử dụng thay cho hộ chiếu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 về giá trị sử dụng thẻ căn cước công dân như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 nêu trên thì hiện nay, căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Những tiện ích của căn cước công dân gắn chíp là gì?
Căn cước công dân gắn chíp là thẻ căn cước công dân có gắp thêm một mã QR ở mặt trước và con chip ở mặt sau thẻ.
Theo Bộ Công an, thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử có những tiện ích như sau:
- Có nhiều ưu điểm hơn so với thẻ CCCD dùng mã vạch như có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn.
- Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, dữ liệu tiêm chủng, dữ liệu giấy phép lái xe, dữ liệu hưởng chế độ, chính sách xã hội... có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi trong các dịch vụ công cộng và tư nhân.
- Có tích hợp đầy đủ những thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ sử dụng thẻ CCCD thực hiện các giao dịch.
- Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.
Theo đó, chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân, việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?