Có thể liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức đào tạo chính quy không?
- Có thể liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức đào tạo chính quy không?
- Yêu cầu đối với cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng là gì?
- Các bên tham gia liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non có trách nhiệm ra sao?
Có thể liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức đào tạo chính quy không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (gọi tắt là "Quy chế") ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT như sau:
Liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học.
Theo đó, quy định nêu trên đề cập chỉ thực hiện liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức vừa làm vừa học.
Như vậy, không liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức đào tạo chính quy.
Có thể liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đối với hình thức đào tạo chính quy không?
Yêu cầu đối với cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng là gì?
Yêu cầu đối với cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT. Cụ thể:
Liên kết đào tạo
...
2. Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định. Quy định này không áp dụng đối với liên kết đào tạo để thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định của Chính phủ;
b) Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá tuyển sinh liên tục theo hình thức chính quy;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ tiêu chuẩn theo quy định giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo.
3. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo
a) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
b) Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Theo đó, yêu cầu đối với cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non được xác định như sau:
- Cơ sở chủ trì đào tạo:
+ Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục (không áp dụng đối với liên kết đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non);
+ Chương trình đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá tuyển sinh liên tục theo hình thức chính quy;
+ Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
+ Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo.
- Cơ sở phối hợp đào tạo:
+ Đáp ứng các yêu cầu về môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý;
+ Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng.
Các bên tham gia liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non có trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non được xác định như sau:
Liên kết đào tạo
...
4. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo
a) Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; trong quá trình đào tạo, nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về cơ sở chủ trì liên kết để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;
c) Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thỏa thuận giữa hai bên;
d) Cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.
Như vậy, trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng, các bên tham gia liên kết có các trách nhiệm nêu trên.
Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?