Có thể sử dụng đồng đô la hay đồng euro khi khai thuế hay nộp thuế theo quy định của pháp luật không?
Đồng đô la hay đồng euro có phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi hay không?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về định nghĩa ngoại tệ tự do chuyển đổi cũng như ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm các đồng gì. Tuy nhiên, trên thực tế, các đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi thường được sử dụng bao gồm những đồng sau: Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Đô la Úc (AUD), Franc Thụy Sĩ (CHF) và Đô la Canada (CAD). Như vậy, đồng Đô la Mỹ được xem là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Có thể sử dụng đồng đô la hay đồng euro để khai thuế hay nộp thuế không theo quy định của pháp luật?
Theo Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và tỷ giá giao dịch thực tế như sau:
- Các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
+ Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp; phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng; tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí; tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí; tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
+ Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu: Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
+ Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.
+ Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam: Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán.
Như vậy, vẫn có thể sử dụng đồng đô la hay đồng euro để khai thuế hay nộp thuế trong một số trường hợp nêu trên.
Có thể sử dụng đồng đô la hay đồng euro để khai thuế hay nộp thuế không theo quy định của pháp luật?
Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế được quy định như thế nào?
Theo Điều 68 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì việc thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế như sau:
"Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
1. Thu thập thông tin người nộp thuế
Thông tin người nộp thuế được thu thập, cập nhật kịp thời đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan từ người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế quy định tại Điều 97, Điều 98 Luật Quản lý thuế, Điều 26, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Xử lý thông tin người nộp thuế
Cơ quan thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu người nộp thuế và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu đảm bảo đúng quy định. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại, xử lý thông tin, dữ liệu theo đúng quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân liên quan thì tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phải có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
3. Quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế theo quy định sau:
a) Thông tin người nộp thuế được quản lý, khai thác, chia sẻ trên môi trường điện tử đảm bảo đúng mục đích, tuân thủ theo các quy định của pháp luật;
b) Thông tin người nộp thuế được kết nối, trao đổi với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cập nhật, xử lý và khai thác hệ thống thông tin người nộp thuế;
d) Xây dựng và ban hành quy định về thành phần dữ liệu người nộp thuế, phương thức truyền nhận với cơ quan thuế để xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin thống nhất;
đ) Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ làm căn cứ thực hiện thống nhất việc cập nhật, xử lý, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin người nộp thuế;
e) Phân quyền truy cập, sử dụng hệ thống thông tin người nộp thuế; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương."
Như vậy, bạn vẫn có thể sử dụng đồng đô la hay đồng euro để khai thuế hay nộp thuế trong một số trường hợp được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?