Cố ý tiết lộ thông tin của nạn nhân bị bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người bị bạo lực gia đình có quyền giữ bí mật cá nhân và bí mật gia đình hay không?
- Người tư vấn cố ý tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý bị xử phạt bao nhiêu?
- Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có phải đảm bảo giữ bí mật đời sống riêng tư hay không?
Người bị bạo lực gia đình có quyền giữ bí mật cá nhân và bí mật gia đình hay không?
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Theo đó, điểm c nêu trên có quy định rõ về quyền được giữ bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình.
Theo đó, hành vi cố ý tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của các bên liên quan thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Cố ý tiết lộ thông tin của nạn nhân bị bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người tư vấn cố ý tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 64 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:
1. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân.
2. Cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình.
Theo đó, khi cố ý tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức mức phạt này là gấp đôi.
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có phải đảm bảo giữ bí mật đời sống riêng tư hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;
đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Theo đó, trong những yêu cầu nêu trên, việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm giữ an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?