Công bố danh sách kết quả thi, danh sách trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021?
Chỉ tiêu tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021 là bao nhiêu?
Căn cứ Thông báo tuyển dụng công chức tổng cục Thuế năm 2021 ban hành kèm theo Công văn 4055/TCT-TCCB năm 2021 quy định nhu cầu tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021 đối với cơ quan Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế là 1.751 chỉ tiêu, trong đó:
– Ngạch Chuyên viên: 303 chỉ tiêu,
– Ngạch Kiểm tra viên thuế: 1.324 chỉ tiêu;
– Ngạch Văn thư viên: 49 chỉ tiêu;
– Ngạch Cán sự: 08 chỉ tiêu;
– Ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế: 23 chỉ tiêu;
– Ngạch Văn thư viên trung cấp: 44 chỉ tiêu
Danh sách kết quả thi, danh sách trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021?
- Căn cứ Điều 1 Quyết định 702/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc công nhận kết quả thi kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021 công bố kết quả thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2021 như sau: Công nhận kết quả kì thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021 đối với 11.978 thí sinh theo danh sách đính kèm.
- Căn cứ Điều 1 Quyết định 703/QĐ-TCT ngày 09/5/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021; Tổng cục Thuế thông báo: Danh sách 1.129 thí sinh trúng tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố (Danh sách trúng tuyển kèm theo Quyết định 703/QĐ-TCT).
Lưu ý: Đề nghị thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển kỳ thi kèm theo Quyết định số 703/QĐ-TCT trong vòng 30 ngày kể từ ngày 09/5/2022 đến trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế (đối với thí sinh dự thi vào Cơ quan Tổng cục Thuế); trụ sở Cục Thuế nơi đăng ký hồ sơ dự tuyển (đối với thí sinh dự thi vào Cục Thuế) để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Xem chi tiết danh sách kết quả kì thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021: Tại đây
Xem chi tiết danh sách thí sinh trúng tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố: Tại đây
Công bố danh sách kết quả thi, danh sách trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2021?
Hồ sơ tuyển dụng trước khi tuyển dụng bao gồm những gì?
Hồ sơ tuyển dụng phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi tuyển dụng, bao gồm:
- Bản sao có chứng thực: văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ tiếng dân tộc (nếu được miễn thi ngoại ngữ) theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài, khi trúng tuyển, thí sinh phải nộp giấy công nhận văn bằng tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thí sinh phải nộp các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định. Trường hợp không có giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng sẽ không được tuyển dụng.
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lưu ý:
- Người trúng tuyển phải xuất trình bản gốc các văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan cho Cục Thuế để kiểm tra.
- Khi đến hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, thí sinh cần thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Quá thời hạn trên, người trúng tuyển không có mặt để hoàn thiện hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thuế được quyền xác định người trúng tuyên không có nhu cầu tuyển dụng.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Thuế là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế như sau:
Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:
+ Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;
+ Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
+ Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;
+ Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:
+ Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;
+ Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;
+ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.
- Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:
+ Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
+ Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.
- Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
- Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy đã có 1.129 thí sinh trúng tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố sau kì thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?