Công chức có nộp bản kê khai tài sản, thu nhập khi làm hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
- Công chức có nộp bản kê khai tài sản, thu nhập khi làm hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
- Tài sản, thu nhập công chức phải thực hiện kê khai gồm những gì?
- Công chức được bổ nhiệm lại để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải hoàn thành việc kê khai tài sản trong bao lâu?
Công chức có nộp bản kê khai tài sản, thu nhập khi làm hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu, bao gồm:
a) Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định) hoặc do người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định);
b) Biên bản họp và kết quả kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức;
c) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
d) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ;
đ) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
e) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
g) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
h) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Như vậy, theo điểm g khoản 2 Điều 54 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được trích dẫn nêu trên thì khi thực hiện hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu, công chức phải kèm theo bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Công chức có nộp bản kê khai tài sản, thu nhập khi làm hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
Tài sản, thu nhập công chức phải thực hiện kê khai gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về tài sản, thu nhập phải kê khai như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Như vậy, tài sản, thu nhập công chức phải thực hiện kê khai bao gồm những tài sản, thu nhập được xác định tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Công chức được bổ nhiệm lại để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải hoàn thành việc kê khai tài sản trong bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Như vậy, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nêu trên thì công chức được bổ nhiệm lại giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải hoàn thành việc kê khai tài sản chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến kéo dài thời gian giữ chức vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?