Công dân nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2024 có được kiểm tra lại sức khỏe không? Kiểm tra sức khỏe không đạt yêu cầu có được xuất ngũ không?
Công dân nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2024 có được kiểm tra lại sức khỏe không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận lại sức khỏe đối với chiến sỹ mới nhập ngũ vào Quân đội, do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân thực hiện.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị nhận quân
1. Hiệp đồng với địa phương giao quân để thống nhất về chỉ tiêu tuyển quân, thời gian nghiên cứu hồ sơ và chốt quân số với địa phương trước 10 ngày kể từ ngày cơ quan quân sự cấp huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ; phối hợp với địa phương tổ chức và dự Lễ giao nhận quân; nhận quân và chuyển quân về đơn vị bằng xe ca hoặc tàu hỏa, tàu thủy bảo đảm an toàn tuyệt đối; không lưu quân dài ngày tại địa phương; chuẩn bị tốt mọi mặt để tiếp nhận và huấn luyện chiến sĩ mới theo kế hoạch.
2. Các đơn vị được tổ chức khung thâm nhập ba gặp, bốn biết: Chủ động hiệp đồng với địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận quân phải tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới và bù đổi xong (nếu có).
Trường hợp phải chờ kết quả xác minh về chính trị, đạo đức hoặc giám định về sức khỏe thì kịp thời thông báo, hiệp đồng với địa phương cấp huyện để chủ động quân số bù đổi. Thời gian bù đổi không quá 15 ngày tính từ ngày giao nhận quân; tỷ lệ bù đổi không quá 2% so với chỉ tiêu giao nhận quân của địa phương với đơn vị.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận quân phải tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ nhập ngũ mới.
Công dân nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2024 có được kiểm tra lại sức khỏe không? Kiểm tra sức khỏe không đạt yêu cầu có được xuất ngũ không? (Hình từ internet)
Kiểm tra sức khỏe chiến sĩ nhập ngũ mới không đạt yêu cầu có được xuất ngũ không?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức xuất ngũ
...
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chiến sĩ nhập ngũ mới được hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì được xuất ngũ.
Ai phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:
Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định. Nói cách khác, đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam.
Đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 mở rộng quy định, cho phép công dân nữ trong độ tuổi luật định, nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và quân đội có nhu cầu thì được nhập ngũ. Quy định này không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải nhập ngũ. Công dân nữ trong thời bình nhập ngũ với tinh thần tự nguyện và được nhà nước chấp nhận.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?