Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 có thể được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ hay không?
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 có thể được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ không?
Tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, khi tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 công dân sẽ có thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ:
+ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời gian kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ không quá 06 tháng. Như vậy trường hợp đặc biệt được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ thì thời gian tối đa phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là không quá 30 tháng.
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 có thể được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ không? (Hình ảnh từ Internet)
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng những trợ cấp gì khi ra quân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP hướng dẫn tại Thông tư 95/2016/TT-BQP thì công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng những trợ cấp sau:
(1) Phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì từ tháng thứ 25 trở đi, hằng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Cách tính hưởng như sau:
Phụ cấp được hưởng từ tháng thứ 25 trở đi | = | Phụ cấp quân hàm hiện hưởng | + | Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ |
Trong đó:
Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ | = | Phụ cấp quân hàm hiện hưởng | x | 250% |
Lưu ý: Chế độ phụ cấp thêm này không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác.
(2) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
(3) Trợ cấp đủ 30 tháng
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
(4) Trợ cấp tạo việc làm
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Ngoài ra, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ, chính sách nào?
Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ, chính sách sau:
- Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
(2) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;
(3) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
- Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất (1) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất (2) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?