Công đoàn cơ sở: Quy định về quản lý tài chính, tài sản, kế toán công đoàn cơ sở năm 2022 như thế nào?

Xin chào ban biên tập, tôi muốn hỏi về vấn đề liên quan đến tài chính công đoàn cơ sở. Quản lý tài chính công đoàn cơ sở như thế nào? Quản lý tài chính, tài sản, kế toán công đoàn cơ sở như thế nào? Tôi cảm ơn!

Quản lý tài chính công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định về nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở như sau:

- Lập dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua, báo cáo công đoàn cấp trên xét duyệt.

- Tổ chức thực hiện dự toán: Đôn đốc đoàn viên đóng đoàn phí; đôn đốc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn; xây dựng Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở trình Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phê duyệt; tổ chức chi tiêu phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở. Đoàn phí công đoàn do tổ trưởng công đoàn trực tiếp thu và nộp cho công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở. Trường hợp thu đoàn phí qua lương, công đoàn cơ sở quy định việc nộp tiền đoàn phí đã thu cho công đoàn cơ sở theo đúng quy định.

- Làm công tác kế toán: lập chứng từ thu, chi; mở sổ, ghi sổ kế toán; lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua để gửi lên công đoàn cấp trên.

- Lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện bàn giao kế toán khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới tài chính của công đoàn cơ sở (bộ phận, tổ công đoàn).

- Cung cấp tài liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra công đoàn đồng cấp, công đoàn cấp trên, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Như vậy, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở được quy định như trên.

Tài chính công đoàn: Quản lý tài chính công đoàn cơ sở như thế nào? Quản lý tài chính, tài sản, kế toán công đoàn cơ sở nhu thế nào?

Công đoàn cơ sở: Quy định về quản lý tài chính, tài sản, kế toán công đoàn cơ sở năm 2022 như thế nào?

Tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở được thực hiện quản lý như thế nào?

Theo quy định tại Mục II Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở như sau:

(1) Thứ nhất: Lập báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính

- Công đoàn cơ sở lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm theo mẫu số B14-TLĐ; Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm theo mẫu số B07-TLĐ.

- Thời gian gửi báo cáo dự toán, quyết toán lên công đoàn cấp trên theo quy định của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được quy định cho công đoàn cơ sở lập báo cáo tài chính 1 năm 1 lần.

(2) Thứ hai: Công khai tài chính

- Các nội dung về công khai tài chính tại công đoàn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn về công khai tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(3) Thứ ba: Quản lý tài sản

- Tài sản do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp, cho mượn hoặc do công đoàn cơ sở mua sắm, công đoàn cơ sở phải mở sổ theo dõi giá trị và hiện vật, đối tượng được giao quản lý tài sản...

- Đối với tài sản cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho mượn khi không có nhu cầu sử dụng phải trả lại.

- Đối với tài sản do công đoàn cơ sở mua sắm, được cấp khi thanh lý, chuyển nhượng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về thanh lý, chuyển nhượng tài sản. Số tiền thu về thanh lý, chuyển nhượng tài sản được ghi thu tài chính công đoàn cơ sở sau khi trừ chi phí về thanh lý, chuyển nhượng (nếu có); đồng thời ghi giảm giá trị tài sản trên sổ theo dõi.

- Công đoàn cơ sở thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định về kiểm kê tài sản của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

(4) Thứ tư: Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt

- Công đoàn cơ sở phải mở tài khoản tại kho bạc, ngân hàng để quản lý tiền gửi của công đoàn cơ sở. Kế toán công đoàn cơ sở phải ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi qua kho bạc, ngân hàng vào sổ theo dõi tiền gửi kho bạc, ngân hàng (Mẫu số S12-H).

- Trường hợp công đoàn cơ sở sử dụng tài khoản của chuyên môn để quản lý tài chính của công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn do kế toán của chuyên môn kiêm nhiệm. Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định các khoản thu, chi của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng Liên đoàn. Các chứng từ thu, chi phải sao lục riêng làm căn cứ để ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, lưu trữ và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

- Mỗi công đoàn cơ sở chỉ được tổ chức một quỹ tiền mặt để phục vụ thu, chi tài chính công đoàn và các khoản thu, chi khác của công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở có thể sử dụng thủ quỹ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn cơ sở.

- Thủ quỹ công đoàn cơ sở có trách nhiệm quản lý thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Các khoản thu, chi phải lập phiếu thu, phiếu chi hợp pháp và được ghi đầy đủ, kịp thời vào sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S11 - H). Cuối tháng phải lập báo cáo tồn quỹ. Số dư tồn quỹ tiền mặt tối đa theo Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở.

- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất công đoàn cơ sở phải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt. Thủ quỹ làm thâm hụt, chi sai phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở được quy định như trên.

Kế toán công đoàn cơ sở cần thực hiện những công việc gì?

Theo quy định tại Mục III Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định công tác kế toán công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:

(1) Thứ nhất: Chứng từ kế toán

- Lập chứng từ kế toán:

- Ký chứng từ kế toán:

- Danh mục chứng từ kế toán

- Mẫu chứng từ bắt buộc và phương pháp lập (kèm theo Phụ lục số 01)

(2) Thứ hai: Sổ kế toán

Mỗi công đoàn cơ sở có 1 hệ thống sổ kế toán cho 1 kỳ kế toán năm. Kế toán phải mở sổ, ghi sổ, khóa số, đóng dấu giáp lai, quản lý, ghi sổ kế toán theo quy định của Chế độ kế toán HCSN.

- Mở sổ kế toán

- Ghi sổ kế toán

- Khóa sổ kế toán

- Danh mục sổ kế toán

- Mẫu và phương pháp ghi sổ (kèm theo Phụ lục số 02)

(3) Thứ ba: Báo cáo tài chính

- Danh mục báo cáo tài chính

- Mẫu, phương pháp lập (kèm theo Phụ lục số 03)

(4) Thứ tư: Kế toán và lập báo cáo thu, chi hoạt động xã hội.

- Công đoàn cơ sở không được tự tổ chức huy động đóng góp của đoàn viên, người lao động cho các hoạt động xã hội, từ thiện.

- Đối với các nội dung huy động đóng góp do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội từ thiện được phép theo quy định của pháp luật kêu gọi đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện như: ủng hộ vùng bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn, các quỹ xã hội của công đoàn, hỗ trợ cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan, doanh nghiệp bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh hiểm nghèo, bệnh tật kéo dài, gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy định của pháp luật và của công đoàn cấp trên, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tham gia của đoàn viên và người lao động, số tiền thu được và số chi ra (nếu CĐCS được ủy quyền chi) kế toán công đoàn phản ánh đầy đủ vào sổ theo dõi các khoản phải trả, chi tiết theo từng loại quỹ huy động. Cuối năm lập báo cáo thu, chi các loại quỹ huy động với Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở và công khai đến đối tượng huy động, công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn hàng năm của đơn vị.

(5) Thứ năm: Lưu trữ chứng từ kế toán.

Tài liệu kế toán phải lưu trữ ít nhất 10 năm gồm:

- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành, tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, sáp nhập,... của đơn vị kế toán, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu hủy tài liệu kế toán:

- Tài liệu hết thời hạn lưu trữ được tiêu hủy. Chủ tài khoản thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán, Hội đồng tiêu hủy lập danh mục tài liệu tiêu hủy, Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn tiêu hủy trước khi tiêu hủy.

(6) Thứ sáu: Bàn giao tài chính.

- Bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ.

- Bàn giao tài chính khi Công đoàn cơ sở giải thể.

(7) Thứ bảy: Về sử dụng phần mềm quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng và hướng dẫn thực hiện thống nhất phần mềm quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
Pháp luật
Hoạt động của ban nữ công công đoàn trong công tác cán bộ nữ gồm những gì? Ban nữ công công đoàn họp mấy tháng một lần?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
Pháp luật
Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
Pháp luật
Mẫu tóm tắt thành tích cá nhân công đoàn cơ sở 2024 trong chuyên đề Xanh Sạch Đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở 2025 và đoàn phí công đoàn cơ sở? Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Pháp luật
Thành viên hợp danh có được tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không? Những người nào thì không được tham gia vào tổ chức công đoàn?
Pháp luật
Lợi ích của người lao động khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp? Người lao động có nên tham gia vào công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?
Pháp luật
Phân biệt đối xử với người lao động tham gia công đoàn cơ sở liệu công ty có bị xử phạt? Công ty có quyền yêu cầu người lao động ra khỏi công đoàn để được ký kết hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Công ty cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở
56,881 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào