Công nghiệp 4.0 là gì? Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 của Việt Nam ra sao?
Công nghiệp 4.0 là gì?
Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 hay còn được gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã không còn xa lạ nhưng nhiều người vẫn đang thắc mắc về khái niệm của thuật ngữ này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu "Công nghiệp 4.0 là gì?" và "Tác động của công nghiệp 4.0 là gì?".
Có thể hiểu Công nghiệp 4.0 là quá trình tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh.
Tác động lên đời sống con người khi ứng dụng công nghiệp 4.0:
Công nghiệp 4.0 giờ đây không chỉ được coi là xu hướng hiện đại mà xem nó như cuộc cách mạng mang nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Một số ngành nghề cũng có những sự thay đổi khi công nghiệp 4.0 xuất hiện:
Y tế: Đây là lĩnh vực có sự thay đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp 4.0. Nhờ vào các ứng dụng hiện đại, các bệnh viện có thể dễ dàng quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án, nhiều ca mổ thành công nhờ có sự trợ giúp của các robot.
Nông nghiệp: Giờ đây, các trang trại đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, áp dụng nhiều công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng tốt hơn và giảm thiểu chi phí.
Các trang trại có thể dùng điện thoại di động để điều chỉnh cho việc tưới tiêu, chăm sóc cuộc sống hằng ngày cho gia cầm, gia súc... Các trang trại kỹ thuật số cũng đang là mục tiêu lớn cho ngành nông nghiệp.
Công nghiệp: Các nhà máy đã chuyển đổi một số quy trình sản xuất đơn giản sử dụng tay chân sang máy móc tự động.
Công nghiệp 4.0 có thể tạo các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua internet giúp cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lý công việc tốt hơn.
Công nghệ phần mềm: Hiện nay có nhiều ứng dụng, phần mềm giúp con người dễ dàng sử dụng và thuận tiện hơn khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày.
Ví dụ như: ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn, đặt hàng, ví điện tử...
Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Công nghiệp 4.0 là gì? Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 của Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt nào của công nghiệp 4.0?
Căn cứ Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-BKHCN năm 2024, Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thực hiện nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó ưu tiên vào một số hướng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và tạo ra các nền tảng công nghệ, hệ thống, thiết bị, phần mềm, giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất - kinh doanh và dịch vụ; phục vụ quốc phòng, an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, bệnh dịch;
- Nghiên cứu, phát triển các nền tảng cho tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; các công nghệ, mô hình trí tuệ nhân tạo (TTNT) như: trí tuệ tổng quát nhân tạo (Artificial General inteligence), TTNT tạo sinh (Generative AI)...; các nền tảng cung cấp dịch vụ, sản phẩm TTNT quan trọng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, quy trình tự động; các công nghệ TTNT dựa trên dữ liệu, tương tác người - máy; các loại robot tiên tiến và phương tiện tự hành thông minh hoạt động trên mặt đất, trên không và dưới nước, trong một số lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng trong nước, hướng đến các thị trường ngoài nước;
- Nghiên cứu, phát triển các hệ thống, thiết bị, phần mềm phân tích nhận dạng, phân loại, dự báo, điều khiển dựa trên TTNT, phân tích dữ liệu lớn và các công nghệ chủ chốt khác của công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực như: y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông vận tải, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh,...;
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng TTNT trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
- Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp, đóng gói và kiểm thử linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE); ưu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là các bản thiết kế vi mạch và lõi IP (tài sản trí tuệ).
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 ra sao?
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025 quy định tại Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Bên cạnh đó, mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2025:
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?