Công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số?
Quy định về giá trị chứng cứ đối với văn bản công chứng như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
......
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Như vậy, ngoài giá trị thi hành đối với các bên, khi xảy ra tranh chấp giao dịch giữa các bên, thì văn bản công chứng được dùng làm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Văn bản công chứng được Tòa án dùng để xác định tình tiết khách quan của vụ án hoặc dùng để xác định yêu cầu hay sự phản đối của các bên đương sự là hợp pháp hay không.
Công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số? (hình ảnh từ Internet)
Chứng nhận của công chứng viên trong văn bản công chứng được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Công chứng 2014, lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng
Đồng thời, hoạt động công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
Công chứng viên phải kiểm tra các thông tin mà mình thực hiện việc công chứng, sau khi đã đối chiếu các thông tin với bản chính, công chứng viên phải ghi lời làm chứng của mình; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản công chứng. Thể hiện việc ghi nhận và bảo đảm nội dung, hình thức cũng như tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
Công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận và ký bằng chữ ký số được đề xuất thế nào?
Căn cứ vào các quy định nêu trên, Luật Công chứng 2014 không có quy định về việc Công chứng viên được chứng nhận và ký vào văn bản công chứng bằng chữ ký số.
Tại Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Tải, bổ sung Điều 70 về thực hiện hoạt động công chứng trên môi trường điện tử như sau:
Thực hiện hoạt động công chứng trên môi trường điện tử (điều mới)
- Bổ sung quy định công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu công chứng tập trung.
- Bổ sung quy định cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng.
- Bổ sung quy định cho phép nhiều hơn một công chứng viên chứng nhận một giao dịch để giảm thiểu việc đi lại cho người dân trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng không thể có mặt ở cùng một địa điểm.
+ Văn bản công chứng chỉ có hiệu lực sau khi đã được công chứng viên ký bằng chữ ký số, nộp đầy đủ về cơ sở dữ liệu công chứng tập trung và các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch nhận được thông báo từ cơ sở dữ liệu công chứng tập trung khẳng định thời điểm có hiệu lực của giao dịch.
- Quy định nguyên tắc để áp dụng khi điều kiện cho phép việc áp dụng quy trình công chứng trực tuyến và các quy trình nghiệp vụ công chứng khác trên nền tảng CSDL công chứng tập trung khi có đủ điều kiện.
Giao Chính phủ quy định chi tiết và xây dựng Đề án chuyển đổi số trong hoạt động công chứng.
Theo đó có thể hiểu, khi Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) được thông qua sẽ bổ sung thêm hoạt động công chứng trên môi trường điện tử:
- Bổ sung quy định cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng;
- Cho phép Công chứng viên được sử dụng chữ ký số để chứng nhận vào văn bản công chứng từ xa nhằm giảm thiểu việc đi lại cho người dân trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng không thể có mặt ở cùng một địa điểm;
-Văn bản công chứng chỉ có hiệu lực sau khi đã được công chứng viên ký bằng chữ ký số, nộp đầy đủ về cơ sở dữ liệu công chứng tập trung và các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch nhận được thông báo từ cơ sở dữ liệu công chứng tập trung khẳng định thời điểm có hiệu lực của giao dịch;
Và khi đó, văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận và ký bằng chữ ký số sẽ được công nhận giá trị chứng cứ như văn bản chứng nhận trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?