Công tác phòng chống khủng bố năm 2023 của Bộ Xây dựng đã đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện?

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023 của Bộ Xây dựng đã đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện? Anh Nghiêm - Cà Mau

Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống khủng bố của Bộ Xây dựng ban hành ngày 03/03/2023

Mục tiêu và yêu cầu của công tác phòng chống khủng bố năm 2023 của Bộ Xây dựng là gì?

Theo mục I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023

*Mục đích:

- Triển khai có hiệu quả Luật Phòng, chống khủng bố 2013 và các quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

- Tăng cường khả năng đáp ứng của các đơn vị trong Ngành khi xảy ra tình trạng khủng bố. Đặc biệt trong công tác phòng, chống khủng bố ở quá trình thiết kế, xây dựng các công trình, mục tiêu trọng điểm...

*Yêu cầu:

- Quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về phòng,chống khủng bố; phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và Chỉ thị 25/2007/CT-TTg về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới

- Triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia; các văn bản hướng dẫn phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với phương châm, nguyên tắc phòng ngừa là chính

- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

bộ xây dựng

Công tác phòng chống khủng bố năm 2023, Bộ Xây dựng đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện vào các mốc thời gian trong năm 2023? (Hình internet)

Bộ Xây dựng sẽ tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật để thực hiện công tác phòng chống khủng bố năm 2023 đúng không?

Tại khoản 1 mục II nội dung Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023 nêu rõ về nội dung thực hiện công tác phòng chống khủng bố năm 2023.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

+ Luật Phòng, chống khủng bố và các văn bản hướng dẫn quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình, mục tiêu trọng điểm;

+ Quy định pháp luật về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Đơn vị thực hiện: giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và các đơn vị có liên quan.

- Pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực bất động sản.

+ Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.

Bộ Xây dựng đặt ra các nhiệm vụ nào để thực hiện thường xuyên công tác phòng chống khủng bố trong năm 2023?

Tại khoản 2,3,5 mục II nội dung Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023 có nhấn mạnh yêu cầu:

- Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế về công tác phòng, chống khủng bố và phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

+ Đơn vị thực hiện: Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

- Cung cấp thông tin nghi vấn khủng bố, tài trợ khủng bố; phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng cho các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

+ Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin và các đơn vị có liên quan.

- Kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động giới thiệu, thông tin quảng cáo vũ khí hủy diệt hàng loạt trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

Đồng thời, tại khoản 4,6 mục II Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023 cũng yêu cầu

- Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các Tổng Công ty (Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị - HUD, Tổng công ty Xi măng Việt Nam VICEM, Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP và Tổng công ty Viglacera - CTCP) phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng phương án diễn tập phòng, chống khủng bố và hướng dẫn bảo vệ tại một số dự án, công trình xây dựng được một số Tổng Công ty thực hiện

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, cả năm và đột xuất về công tác phòng, chống khủng bố và phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

Ai được giao tổ chức thực hiện công tác phòng chống khủng bố năm 2023 của Bộ Xây dựng?

Tại mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 132/QĐ-BXD năm 2023 đã giao thực hiện:

- Chỉ đạo chung: Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Bộ Xây dựng.

- Thanh tra Bộ: Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; thực hiện việc theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ 06 tháng, cả năm và đột xuất việc thực hiện Kế hoạch.

- Các đơn vị được giao chủ trì, thực hiện kế hoạch: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống khủng bố của đơn vị mình. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12) và đột xuất gửi về Bộ Xây dựng (qua Thanh tra Bộ).

Phòng chống khủng bố Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào? Chính sách phòng chống khủng bố đối với người tham gia phòng chống khủng bố?
Pháp luật
Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định?
Pháp luật
Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? Trách nhiệm phòng chống khủng bố là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Có bao nhiêu lực lượng phòng chống khủng bố hiện nay? Ai là người chỉ huy lực lượng phòng chống khủng bố trong trường hợp khủng bố trên tàu biển?
Pháp luật
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phá, dỡ công trình gây cản trở hoạt động chống khủng bố có phải là biện pháp khẩn cấp chống khủng bố không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Từ ngày 05/10/2023 chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có gì mới so với quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố
2,018 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào