Công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương như thế nào?
Mục đích của công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới là gì?
Căn cứ Chương I Hướng dẫn 109-HD/BTGTW năm 2023, mục đích của công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất nhận thức tư tưởng và hành động trong Đảng, sự đồng thuận của Nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
Kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.
- Thông qua tuyên truyền, góp phần nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm TTATGT theo Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư.
Xác định bảo đảm TTATGT là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nêu cao vai trò, trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, tích cực vận động người thân, gia đình và Nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm TTATGT.
- Công tác tuyên truyền về bảo đảm TTATGT cần bám sát và gắn với chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Đa dạng hóa nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phù hợp, hấp dẫn với từng nhóm đối tượng, lấy thay đổi hành vi là tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới theo hướng dẫn mới nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương như thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới như thế nào?
Căn cứ Chương II Hướng dẫn 109-HD/BTGTW năm 2023, nội dung tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới như theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
- Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhấn mạnh, làm rõ vị trí, vai trò của công tác bảo đảm TTATGT là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tổ quan trọng trong giữ vững kỷ cương xã hội, bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Khẳng định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa việc thực hiện công tác bảo đảm TTATGT trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, địa bàn phụ trách, gắn với quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, ngành, địa phương.
Phản ánh các hoạt động, kết quả triển khai nhiệm vụ nhằm bảo đảm TTATGT của các cấp, các ngành. Kịp thời phát hiện, tham mưu tháo gỡ những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm TTATGT.
- Tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân chấp hành pháp luật về giao thông.
Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình - nhà trường – cơ quan chức năng - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông an toàn, chuẩn mực cho thanh thiếu nhi. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cực tham gia, hưởng ứng Cuộc vận động “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và Nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm TTATGT, mỗi cá nhân chủ động, tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ cổ vũ những tấm gương về bảo đảm TTATGT.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.
- Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông tôn vinh và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư.
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông; đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm TTATGT, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Biện pháp để tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới như thế nào?
Căn cứ Chương III Hướng dẫn 109-HD/BTGTW năm 2023, biện pháp để tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới như theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về bảo đảm TTATGT tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các bộ, ban, ngành, địa phương và trên Internet.
- Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm như bản tin, thông báo nội bộ, tài liệu, sách, tờ rơi, tờ gấp... với nội dung phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Tổ chức sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, sân khấu hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, thông qua hội thảo, tọa đàm, phát động các cuộc thi, tìm hiểu về bảo đảm TTATGT.
- Phát huy vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và qua hệ thống thông tin cơ sở như loa phát thanh, đội truyền thông lưu động, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
- Xây dựng các biểu ngữ, khẩu hiệu, băng rôn, pano, áp phích đặt tại các điểm công cộng, nơi đồng dân cư, cơ quan, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng....với một số thông điệp sau:
+ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.
+ Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông.
+ Đã uống rượu, bia - Không lái xe.
+ Hãy tuân thủ tốc độ - Nhanh một giây, chậm cả đàn.
+ Luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy,
+ Đội mũ cho con - Trọn tình cha mẹ.
+ Đi đúng làn đường, an toàn, thông suốt.
+ Thao gia giao thông xanh, sạch, an toàn.
+ Đi xe buýt - ít nguy cơ.
Xem nội dung chi tiết Hướng dẫn 109-HD/BTGTW năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?