Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?
Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?
Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài của quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian.
(1) Công thức tính vận tốc
Công thức tính vận tốc là:
Trong đó:
v là giá trị vận tốc chuyển động của vật, đơn vị km/h hoặc m/s
s là quãng đường vật đi được, đơn vị km hoặc m
t là thời gian vật chuyển động, đơn vị h hoặc m
(2) Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian
Từ công thức tính vận tốc, ta có thể tính toán 2 đại lượng còn lại là quãng đường và thời gian:
Công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian là:
s = v . t |
Công thức tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường là:
Trong đó:
v là giá trị vận tốc chuyển động của vật, đơn vị km/h hoặc m/s
s là quãng đường vật đi được, đơn vị km hoặc m
t là thời gian vật chuyển động, đơn vị h hoặc m
(3) Bảng đơn vị vận tốc
Đơn vị của vận tốc: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài (quãng đường) và đơn vị đo thời gian.
Đơn vị đo độ dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị đo thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị đo vận tốc | m/s | m/phút | km/h | km/s | cm/s |
*Trên đây là công thức tính vận tốc, công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian và bảng đơn vị vận tốc!
Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao? (Hình ảnh Internet)
Môn Vật lý có đặc điểm như thế nào?
Đặc điểm môn Vật lý học được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.
- Trong nhà trường phổ thông, giáo dục vật lí được thực hiện ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau.
- Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), nội dung giáo dục vật lí được đề cập trong các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Khoa học (lớp 4, lớp 5); Khoa học tự nhiên (từ lớp 6 đến lớp 9).
- Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông), Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
+ Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập. Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.
+ Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ.
- Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí. Vì vậy, Chương trình môn Vật lí chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.
- Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Thông qua Chương trình môn Vật lí, học sinh hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy môn Vật lý?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nhiệm vụ của giáo viên khi dạy môn Vật lý như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ? Tải về mẫu đề nghị?
- Yêu cầu, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?
- Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty là mẫu nào? Có phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty khi góp vốn?
- 03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở?