Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?

Cho hỏi công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay? Câu hỏi của anh Minh đến từ Bến Tre.

Thế nào là công trình sử dụng cho mục đích dân dụng?

Căn cứ vào Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa về công trình sử dụng cho mục đích dân dụng như sau:

Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) là công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình) phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh; tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi, giải trí, thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữa bệnh; tôn giáo, tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác của con người.

Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?

Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?

Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?

Theo như Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì hiện nay có tất cả 3 loại công trình dân dụng như sau:

(1) Công trình nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác.

(2) Công trình công cộng:

- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

+ Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

+ Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

- Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

- Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi.

- Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào,...), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

- Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

+ Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

- Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

- Công trình dịch vụ:

+ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

+ Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

+ Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;

+ Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

- Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

- Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

(3) Cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng.

Theo đó, hiện nay có 3 loại công trình dân dụng là công trình nhà ở, công trình công cộng và cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng.

Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra công tác nghiệm thu công trình dân dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành trên địa bàn?

Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm thi hành
...
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể:
a) Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác;

Như vậy, Sở Xây dựng sẽ có trách nhiệm kiểm tra công tác nghiệm thu công trình dân dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành trên địa bàn mà mình quản lý.

Công trình dân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Pháp luật
Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?
Pháp luật
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình quốc phòng, an ninh bao gồm những công trình nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?
Pháp luật
TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - tiêu chuẩn thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?
Pháp luật
Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình dân dụng
16,025 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình dân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình dân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào