Công ty bán rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì kê khai, tính thuế GTGT thế nào?

Anh chị cho tôi xin hướng dẫn áp dụng thuế GTGT đối với sản phẩm rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường với ạ! Tôi cảm ơn!

Thế nào là thuế GTGT?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng như sau:

“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Theo đó, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế gia trị gia tăng như sau:

“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”

Theo đó, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Hướng dẫn áp dụng thuế GTGT đối với sản phẩm rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường?

Công ty bán rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì kê khai, tính thuế GTGT thế nào? (Hình từ internet)

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 34785/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn về áp dụng thuế GTGT đối với sản phẩm rong nho chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường như sau:

“Trả lời công văn số 133/NK-CV của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về áp dụng thuế GTGT, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính
+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT.
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.”
+ Tại khoản 5 Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.
Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.”
+ Tại khoản 5 Điều 10 quy định về thuế suất 5%
“Điều 10. Thuế suất 5%
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm rong nho tách nước chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp Công ty bán sản phẩm rong nho tách nước chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì Công ty kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT 5%, căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính.
Đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện đúng quy định.”

Theo đó, trong trường hợp công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm rong nho tách nước chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp công ty bán sản phẩm rong nho tách nước chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì Công ty kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT 5%, căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính.

Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
Pháp luật
Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 khi nào có? Luật Thuế giá trị gia tăng hiện nay và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thế nào?
Pháp luật
Phí VAT là gì? Phí VAT năm 2024 là bao nhiêu? 7 trường hợp không phải khai, nộp phí VAT là trường hợp nào?
Pháp luật
Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Pháp luật
Đường cát chịu thuế GTGT bao nhiêu %? Cách xác định giá tính thuế GTGT đối với đường cát thế nào?
Pháp luật
Hạn nộp tờ khai thuế tháng 10/2024 là khi nào? Có được gia hạn nộp tờ khai thuế tháng 10/2024 không?
Pháp luật
Có được gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024 theo Nghị định 64 không? Hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024 là khi nào?
Pháp luật
Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế GTGT đúng không?
Pháp luật
Giảm thuế GTGT hết năm 2024 có đúng không? Sẽ thêm mức thuế suất GTGT 8% vào thuế suất cố định khi sửa Luật Thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế giá trị gia tăng
3,004 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế giá trị gia tăng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào